Dòng nào sau đây là thành ngữ ?
(Chỉ được chọn 1 đáp án)
A.Tứ cố vô thân.
B.Chó treo mèo đậy.
C.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
D.Học thầy không tày học bạn.
Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào là tục ngữ?
a/ Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa
b/ Xấu đều hơn tốt lỏi
c/ Con dại cái mang
d/ Giấy rách phải giữ lấy lề
e/ Dai như đỉa đói
g/ Cạn tàu ráo máng
h/ Cái khó bó cái khôn
i/ Giàu nứt đố đổ vách
Câu 1:
a) nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau:
"Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi."
b) Tìm thành ngữ trong câu sau và cho biết ý nghĩa của câu thành ngữ ấy?
"Nghe Lý Thông nói muốn kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người quan tâm, chăm sóc mình, Thạch Sanh cảm động vui vẻ nhận lời".
Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của thành ngữ?
A. Từ ngữ có cấu tạo cố định
B. Có tính hình tượng
C. Có tính cá nhân
D. Có tính biểu cảm
xác định và phân tích biện pháp tu từ trong những trường hợp sau :
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mà thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Đáp án nào không phải là tác dụng của trạng ngữ khi được tách ra thành câu riêng? |
| A. nhấn mạnh ý |
| B. tránh lặp ý |
| C. thể hiện tình huống, cảm xúc nhất định |
| D. chuyển ý |
| Trạng ngữ không có công dụng nào dưới đây? |
| A. Kết nối các câu làm đoạn văn mạch lạc. |
| B. Góp phần làm nội dung câu đầy đủ, chính xác. |
| C. Tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện. |
| D. Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nói tới trong câu. |
1.Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ "trăm khôn nghìn khéo" trong ví dụ sau: "Một người trăm khôn nghìn khéo như bà Hương, chỉ vì cả tin mà mắc phải cái đau đớn ấy, đau đơn mà không dám thở ra." (Tô Hoài).
A.Chủ ngữ ("Một người trăm không nghìn khéo như bà Hương" là chủ ngữ)
B.Phụ ngữ của cụm danh từ (bổ sung nghĩa cho "một người")
C.Vị ngữ (làm rõ chủ ngữ "bà Hương")
D.Phụ ngữ của cụm danh từ (bổ sung nghĩa cho "bà Hương")
2.Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?
A. Đeo nhạc cho mèo
B. Đẽo cày giữa đường
C. Ếch ngồi đáy giếng
D. Thầy bói xem voi
3.Thành ngữ Hán Việt "tứ cố vố thân" có nghĩa là gì?
A. Không cha mẹ
B. Không gia đình
C. Không người thân, bạn bè bên cạnh, sống cô độc một mình
4.Thành ngữ là gì?
A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta
C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân
D. Cả 3 đáp án trên
5. Câu thành ngữ nào có nghĩa tương tự với câu "có làm thì mới có ăn"?
A.Ngồi mát ăn bát vàng
B.Muốn ăn thì lăn vào bếp
C.Ăn bún thang cả làng đòi cà cuống
D.Ăn cho no, đo cho thẳng
6.Thành ngữ "mũ ni che tai" có nghĩa là gì?
A. Yên ổn chuyện nhà cửa, nơi ở thì mới có thể yên tâm làm việc tốt được
B. Chỉ sự chở che, bao bọc
C. Cố gắng tìm lấy điều tốt đẹp giữa những thứ đen tối, xấu xa
D. Thờ ơ, bàng quan trước mọi việc đang diễn ra xung quanh
7."Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng" có nghĩa là gì?
A.Gây dựng uy tín, thanh danh rất khó nhưng mang điều tiếng thì dễ vô cùng
B.Mua một thứ quý giá rất khó vì ít người nhường lại, bán đi rất dễ vì thuộc vào quyết định của mình
C.Mua bán thất thường khó nói trước, cần đợi thời tới
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là tục ngữ, trường hợp nào là thành ngữ?
1.Công cha nghĩa mẹ.
2. Con biết ngồi, mẹ rời tay.
3.Giận thì mắng, lặng thì thương.
4. Vắt cổ chày ra nước.
5. Xấu như ma lem.
6. Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông.
7. Vung tay quá trán.
8. Người khôn dồn ra mặt.
9. Lá lành đùm lá rách.
10. Gần nhà xa ngõ.
Xác định điệp ngữ trong hai câu thơ sau: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ/ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
A.Cảnh khuya.
B.Người.
C.Nước nhà.
D.Chưa ngủ