- Nguyên phân gồm kì: đầu, giữa, sau, cuối.
- Quan sát được NST rõ nhất ở kì giữa do lúc này các NST đóng soắn cực đại.
Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân.
- Đều nhân đôi ADN trước khi vào phân bào
- Đều phân thành 4 kỳ
- Đều có sự phân đều mỗi loại NST về các tế bào con
- Màng nhân và nhân con biến mất cho đến gần cuối
- Đều là hình thức phân bào có tơ tức là có sự hình thành thoi vô sắc
- Các kì của nguyên phân : Kì trung gian, đầu, giữa, sau, cuối
- NST quan sát rõ nhất ở kì giữa vì ở kì giữa NST co xoắn cực đại nên rất to và dễ nhìn hơn
* So sánh nguyên phân -giảm phân :
- Giống : + Là cơ chế di truyền cấp độ tế bào
+ Đều trải qua các kì tương tự nhau : trung gian, đầu, giữa, sau, cuối
+ Qua các kì NST đều có sự biến đổi hình thái có tính quy luật và theo chu kì
- Khác :
Dấu hiệu | Nguyên phân | Giảm phân |
Số lần phân bào | 1 lần phân bào | 2 lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần |
Địa điểm | Xảy ra tại cơ quan sinh dưỡng | Xảy ra tại cơ quan sinh dục |
Kì đầu | Ko xảy ra hiện tượng trao đổi chéo | Có trao đổi chéo giữa các cromatit (KĐầu 1) |
Kì giữa | Các NST xếp thành 1 hàng | Các NST xếp thành 2 hàng (Kgiữa 1) |
Kì sau | 2n kép NST phân li đồng đều về 2 cực tế bào thành 2.2n đơn | 2n kép NST phân li độc lập về 2 cực tế bào thành 2.n kép (Ksau 1) |
Kì cuối | Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới | Các NST kép nằm gọn trong nhân mới (Kcuối 1) |
Kết quả | Từ 1 tế bào qua 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ | Từ 1 tế bào qua 1 lần giảm phân tạo ra 4 tế bào con giống nhau và bằng 1/2 tb mẹ |