Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.
a) Ở nơi /…/ thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
b) Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng /…/
c) Cô Nam tính tình xởi lởi, /…/
d) Lời khen của cô giáo làm cho nó /…/
e) Bọn giặc hoảng hốt /…/ mà chạy.
Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
a) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
(Nam Cao, Chí Phèo)
Viết 1 đoạn văn từ 8 đến 12 câu có dùng biện pháp tu từ nói quá , gạch chân và nêu ý nghĩa của từ đó
Cho câu văn sau :
"Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".
a) Câu văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu thể loại và xuất xứ của văn bản đó.
b) Chỉ rõ biện pháp tu từ trong câu văn và nêu ý nghĩa bằng đoạn văn ngắn.
Cho câu văn sau :
"Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".
a) Câu văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu thể loại và xuất xứ của văn bản đó.
b) Chỉ rõ biện pháp tu từ trong câu văn và nêu ý nghĩa bằng đoạn văn ngắn.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 6 đến câu 8:
“Tôi bật cười bảo lão (1):
- Sao cụ lo xa quá thế(2)? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4) ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5) ?
- Không, ông giáo ạ (6)! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu văn (2) là câu nghi vấn thuộc kiểu hành động nói gì?
A. Hỏi
B. Điều khiển
C. Hứa hẹn
D. Bộc lộ cảm xúc
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
b) Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
(Băng Sơn, Quả thơm)
c) Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
(Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội)
- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
- Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không?
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh,
cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
a. Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Quê hương. Hoàn cảnh này có ý nghĩa thếnào đến nội dung của tác phẩm
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ trên.
c. Câu thơ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá thuộc kiểu hành động nói nào d. Trong đoạn thơ trên, tác giả thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá . Em hiểu thế nào về mùi nồng mặn mà tác giả nhắc tới trong câu thơ
Để giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, một bạn đã đưa ra các ý sau:
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
c. Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống
Bố cục như vậy đã hợp lí chưa?
A. Hợp lí
B. Còn thiếu ý
C. Các ý lộn xộn