Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ĐOÀN BẢO LINH

viết thuyết minh về lễ hội chùa Bà Tấm ở địa phương em

 

Lê Trần Tuệ Lâm
11 tháng 2 2022 lúc 19:38

bài văn khác hơn:))

Thuyết minh về lễ hội Ông táo

Tết nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh cũng như đa số các dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Tết nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội: giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình nghĩa xóm làng…

Ông Táo (thần bếp) là người theo dõi việc làm ăn của mọi nhà. Theo tập tục hàng năm ông Táo lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng. Bởi thế trong ngày này, mọi gia đình người Việt Nam làm mâm cơm tiền đưa “ông Táo". Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi sang trọng để chuẩn bị đón Tết.

Cùng với thủ treo tranh dân gian, câu đối thì cắm hoa, chơi hoa là yếu tố tinh thần cao quý thanh lịch của người Việt Nam trong những ngày đầu xuân. Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai, đây là hai loại hoa tượng trưng cho phước lộc đầu xuân của mọi gia đình người Việt Nam. Ngoài ra còn có quất với trái vàng mọng, đặt ở phòng khách như biểu tượng cho sự sung mãn, may mắn, hạnh phúc.

Tết trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, ngoài các thứ bánh trái đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường gồm có nải chuối xanh, bưởi, quả cam (hoặc quýt), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Ngày tết có nhiều phong tục tốt như khai bút, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ. Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng mạnh khỏe, thành đạt hơn năm cũ.

Ngày tết có tục mừng tuổi chúc tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà mẹ. Ông bà cùng chuẩn bị ít tiền để mừng tuổi con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Những ngày tết mọi người luôn cười tay bắt mặt mừng thân thiện với nhau, chúc nhau sức khoẻ, phát tài phát lộc và thường kiêng không nói điều rủi ro hoặc xấu xa.

Các tục lệ trong đêm giao thừa

Một năm bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa, do vậy vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này có lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khai trừ ma quỷ”, do đó có từ “trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. Người Việt Nam thường cúng giao thừa tại các đình, chùa hoặc tại nhà. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở ngoài trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì đơn giản hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

Theo quan niệm của người Kinh (cũng như đại đa số các dân tộc khác) phút giao thừa là thiêng liêng. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông thành coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia. Cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì quan niệm xưa hình dung trong phút các quan hành khiển bàn giao công việc luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, những đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã trông coi gia đình mình trong năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm hát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ làm vè cúng Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. Trong dịp tết Nguyên đán còn có một số phong tục tốt đẹp được lưu giữ đến nay:

Đi lễ chùa, đình, đền: lễ giao thừa ở nhà xong, mọi người cùng nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành: khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.

Hái lộc: đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của trời đất, Thần, Phật, ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

Hương lộc: có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang lương đó về cắm vào bình hương bàn thờ nhà mình. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.

Xông nhà: thường người ta chọn một người “dễ vía” trong gia đình ra khỏi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái hành lộc ở đền chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và người này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người “dễ vía” người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại may mắn vui vẻ quanh năm.

Khách vãng lai đã xóa
Đoàn Duy Nhật
11 tháng 2 2022 lúc 19:40

uầy dài thế

Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Thùy Dương
11 tháng 2 2022 lúc 19:42

Bạn tham khảo ạ ( lễ hội chùa BÀ TẤM )

Tương truyền chùa được Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan cho xây dựng, trải qua các triều đại Trần, Lê sơ, Mạc và các triều đại kế tiếp, đã được trùng tu nhiều lần. Dấu ấn ngôi chùa cổ được cho là thời Mạc bị phá vào khoảng thập kỷ 80 thế kỷ XX. Kiến trúc hiện còn là kết quả của lần phục dựng vào đầu những năm 90 thế kỷ trước, bao gồm: Mặt bằng chùa kiểu chữ nhị (=), khoảng sân trước lát gạch hình chữ nhật. Hai nếp nhà có quy mô và kiểu dáng giống nhau: gồm 3 gian 2 dĩ với 4 mái cong. Tiền đường để trống 4 mặt làm nơi cho khách thập phương sắp lễ. Thượng điện (tam bảo) là nơi bài trí các pho tượng Phật. Các tượng Tam Thế, A Di Đà, Quan Âm và tòa Cửu Long tọa lạc trên một bệ thờ lớn xây gạch, dưới bệ thờ gắn hai đầu sư tử đá thời Lý. Hai bên tam bảo hiện để phiến đá"thành bậc" chim phượng và 4 tấm bia đá cổ của thời hậu Lê.

Hai đầu sư tử đá có kích thước khá lớn (cao 110, rộng 140cm), mọi chi tiết ở sư tử với những "khối căng no đủ" đầy chất điêu khắc, đã khẳng định về sức mạnh diệu kỳ của nó. Sư tử có trán lạc đà ngắn, giữa trán chạm chữ "Vương" để biểu hiện quyền năng tối thượng của linh vật tầng trên. Dưới chữ "Vương" là một u tròn lớn được viền diềm có nhiều u tròn nhỏ, dưới đó là chiếc mũi lớn bè, chạm nhiều đường cong song hàng, mắt giọt lệ kép, viền trên bằng hàng văn dấu hỏi tròn. Miệng sư tử mở rộng, há vừa phải, để lộ răng, lưỡi đỡ viên ngọc, tai kiểu thú đặt trên mang bạnh. Điểm xuyết trên mang là nhiều ổ các văn dấu hỏi cùng chạy về một tâm (theo nhà dân tộc học Từ Chi thì đó là hình tượng của nguồn phát sáng như mặt trời hoặc tinh tú). Sau mang là hệ thống tóc gồm nhiều hàng văn xoắn lớn, mà nhiều khi cứ ngỡ đó là hình tượng nghệ thuật hoá của chớp. Chân sư tử có 5 móng gà. Theo Phật giáo, sư tử là hiện thân của sức mạnh trí tuệ. Song, với những biểu tượng của tinh tú trên thân, sư tử đá chùa Bà Tấm còn mang ý nghĩa cõng bầu trời chuyển động.

Thành bậc "chim Phượng" là một hiện vật đá liền khối tương đối lớn (tương ứng với nhiều bậc lên, cao 80cm, ngang 130cm) nó khẳng định nền chùa khá cao (xấp xỉ 1 m). Thành bậc có hình tam giác vuông, phía trên là một con Lân đang chạy xuống. Dưới Lân là hàng hoa dây chạm nổi như đồ khảm (một hình thức phổ biến của nghệ thuật thời Lý) làm đường viền ở phía trên cho chim thiêng. Trong ô trang trí tam giác lớn, với nền cũng là hoa dây, mà mỗi hoa nổi lên thành một u tròn (5-6 cm), là con chim mang hình thức Phượng, với mỏ vẹt có mang lớn, tóc chải, cánh kép mở rộng, thân có vẩy kép kiểu cá chép, một chân co ngang, một chân đứng thẳng trong hình thức khá quy phạm, chim Phượng đứng một chân trên bông sen, ngực ưỡn về phía trước, đầu ngoảnh nhìn phía sau, đôi cánh dang rộng và có một bộ đuôi dài uốn lượn, khúc nhỏ dần chạy tới góc khung. Người ta vẫn có thể đọc được ở con chim này nhiều ý nghĩa: đầu đội công lý và đức hạnh, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, lông là cây cỏ, chân là đất… Nó là hiện thân của thánh nhân. Ở đây chim còn đứng trên đài sen, chứng tỏ nó ở đất Phật và miệng ngậm lá Đề (tượng cho giác ngộ), phải chăng chim còn là "ca lăng tần già" với giọng dịu hoà biết giảng về đạo pháp. Trong các di tích thời Lý, những chim thiêng lớn kiểu trên ít nhiều còn gắn với hoàng hậu.

Trong khu di tích còn có nhiều chân tảng đá mài của thời Lý, những mảnh gốm và chim uyên ương cụt đầu . Đặc biệt trong di tích còn bảo lưu được 4 tấm bia đá cổ có niên đại thời hậu Lê. Trong đó có bia niên hiệu Đức Long 6 (1642) và bia niên hiệu Bảo Đại 18 (1943) đã ghi lại năm tu bổ chùa.

Đền thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan có qui mô kiến trúc lớn gồm ba phần: Khu kiến trúc chính, gò cao với am thờ nhỏ và một ao tròn có nhà thuỷ đình mới được xây dựng vào những năm 90 của thế kỷ trước.

Khu đền chính với qui mô kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc. Phía trước là một nếp nhà lớn ba gian xây gạch kiểu hai tầng bốn mái. Lòng nhà chia làm ba gian, nền lát gạch Bát Tràng. Mặt trước mở ba cửa lớn hình chữ nhật, phía sau để trống thông với bên trong.

Sau lớp nhà ngoài là một kiến trúc lớn xây gạch cao hơn những nếp nhà khác của đền đó là Nghi môn mở ba lối vào. Chính giữa xây lầu cao bốn mái cong. Tầng trên mở bốn cửa vòm lớn trông ra bốn hướng và những ô cửa nhỏ hình chữ nhật. Xung quanh tầng lầu xây lan can gạch (cao gần 1m). Nền của tòa này cao 40 cm so với khu thờ cúng bên trong. Chính giữa tòa có bệ thờ và phía trên đặt bức hoành phi ghi bốn chữ Hán "Thánh cung vạn tuế".

Khu thờ chính có mặt bằng hình chữ công gồm tiền tế nhà cầu và hậu cung. Tiền tế là nếp nhà ngang ba gian xây gạch kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Các bộ vì đỡ mái kết cấu "kiểu chồng rường hạ bẩy". Các cột sơn son vẽ rồng uốn lượn quanh thân gỗ. Các xà nách, câu đối trang trí đầu rồng đao lửa uốn gấp nhịp nhàng. Các mô típ trang trí trên kiến trúc này được chạm nổi khối, thân mập khỏe khắn. Trong đó nhiều mảng có đặc điểm nghệ thuật của thế kỷ XVII.

Nhà cầu nối tiền tế và cung cấm gồm ba gian, kiểu hai tầng bốn mái. Hai mái trên làm dạng "vì kèo quá giang", đỡ phần mái dưới là hệ thống kẻ nách ăn mộng qua đầu cột cái. Nền giữa hai hàng cột được tôn cao, là nơi lưu giữ các đồ thờ như: khám, long đình….

Cung cấm - nơi đặt khám trong có tượng thờ Bà Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan là một kiến trúc cổ kiểu bốn mái cong thấp, gồm một gian hai dĩ. Hai bộ vì chính có kết cấu "thượng rường hạ kẻ", bốn góc nhà có kẻ xó nhằm tăng thêm sự bền vững của công trình truyền thống. Các cột tròn đặt trên chân đá tảng chạm hình cánh sen dầy, phía trước mở hai cửa nách. Chính giữa lòng nhà là ban thờ Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan và sáu vị cung nữ trong triều (lục bộ). Tượng Hoàng Thái Hậu được đặt trong khám gỗ chạm lớn, vẻ mặt đôn hậu, nhân từ, sáu cung nữ chia làm hai ban thị giả, làm tăng thêm uy lực của Thánh mẫu.

Hai bên đền có hai dẫy nhà giải vũ xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Các bộ vì được làm đơn giản chủ yếu bào trơn, đóng bén. Tường bao xây gạch trần, toát lên sự cổ kính chung cho ngôi đền.

Những di vật còn lại, kết quả những cuộc hội thảo khoa học, những nghiên cứu khảo cổ học xác nhận chắc chắn nguồn gốc của cụm di tích này có từ thời Lý. Đôi sư tử đá trên đầu có chữ "vương" cùng thành bậc đá mặt bên trang trí chim phượng với những đặc điểm đặc trưng thời Lý, thêm phần khẳng định nơi đây từng hiện diện công trình có kiến trúc quy mô, bề thế? Trên cơ sở đó, năm 1987, tại địa điểm gần di tích chùa Bà Tấm, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội phối hợp với Viện khảo cổ học tiến hành khảo sát khai quật khảo cổ. Kết quả chứng minh di chỉ thuộc thời dựng nước, cách ngày nay khoảng 3000 năm; những ngôi mộ của các giai đoạn muộn hơn, với những di vật thuộc các thời kỳ khác nhau từ Đông Hán tới Lý, Trần, Lê..., phản ánh quá trình định cư, phát triển liên tục của người Việt trên vùng đất Dương Xá trong suốt mấy nghìn năm lịch sử. Năm 2007 Sở Văn hoá thông tin Hà Nội tiếp tục phối hợp với Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam tiến hành khai quật ngay trong khuôn viên của cụm di tích. Kết quả khai quật lần này củng cố chắc chắn thêm niên đại khởi dựng cụm di tích.

Ngôi chùa do chính Bà xây dựng, đền là nơi tưởng niệm về Bà. Hệ thống truyền thuyết, các địa danh, cùng những di vật/cổ vật quý và đắt giá có từ thời Lý đã tạo cho cụm di tích chùa, đền Bà Tấm trở thành một địa chỉ văn hóa nổi bật và quan trọng trong hệ thống di tích tưởng niệm về Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan trên quê hương của Bà.

Tháng 7 mùa thu ngày 25 năm Đinh Dậu (1117), Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu băng, mai táng ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức, tỉnh Bắc Ninh. Bà trở thành biểu tượng của một phụ nữ tài sắc, nhân nghĩavẹn toàn. Nhiều nơi đã lập đền thờ Bà như ở Hà Nội là di tích Đền Yên Thái số 8 ngõ Tạm Thương, Quận Hoàn Kiếm; di tích Đền Bà Tấm xã Dương Xá; di tích đền Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm; ở Hưng Yên là di tích Đền Ghênh xã Như Quỳnh và di tích chùa Hương Lãng xã Minh Hải, huyện Văn Lâm… càng thêm khẳng định tài năng, đức hạnh của Bà thấm nhuần, lan tỏa trong tâm thức người Việt.

Lễ hội đền Bà Tấm trước đây được tổ chức ba ngày từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 2 âm lịch, hội có quy mô lớn, không phải chỉ có Dương Xá tổ chức mà cả tổng Dương Quang cũ (gồm 9 xã suốt từ Phú Thị cho tới Văn Lâm- Hưng Yên) cùng tham dự. Trong những ngày hội, ngoài đám rước trọng thể, các trò chơi truyền thống, thượng võ đã cuốn hút động đảo nhân dân địa phương tham dự. Bên cạnh đó vào ngày 25 tháng 7 tương truyền là ngày giỗ của Bà và là ngày Bà làm lễ giải oan cho Hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ bị chết oan, cũng được nhân dân Dương Xá tổ chức long trọng.

Hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Kỷ niệm 1000 năm trước nhà Lý định đô ở đất Thăng Long; Đảng uỷ - HĐND - UBND xã Dương Xá được sự đồng ý của lãnh đạo thành phố và huyện Gia Lâm, sự đồng thuận của nhân dân đã và đang tiến hành việc xây dựng tượng đài Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan ngay tại khu di tích lịch sử đền - chùa Bà Tấm. Đây là nguyện vọng của nhân dân xã Dương Xá đồng thời cũng là nguyện vọng của nhân dân Gia Lâm, thể hiện đạo lý" Uống nước nhớ nguồn" biết ơn tiền nhân, thể hiện sự tri ân với Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Vũ Thùy Vân
11 tháng 2 2022 lúc 19:43

dài thật ấy , mình viết trên máy lẫn trên vở chắc mỏi tay đến ngất luôn á bạn .

Khách vãng lai đã xóa
~$Tổng Phước Yaru😀💢$~
11 tháng 2 2022 lúc 19:46

bn ấy cop mạng chứ chép quần què

Ai rảnh=)

Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Thùy Dương
11 tháng 2 2022 lúc 19:47

dạ bn có thể tham khảo vài ý ở bài trên để viết thành bài văn của bn

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Châu Anh
Xem chi tiết
nguyễn lâm gia minh
Xem chi tiết
Trương Ngọc Hà My
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Phan Huong
Xem chi tiết
nam phuong
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Thanh Hằng :))))
Xem chi tiết
Thanh Hằng :))))
Xem chi tiết