Cho chất sau lần lượt tác dụng với
1. Na;
2. dung dịch NaOH;
3. dung dịch HBr;
4. CuO (đun nóng nhẹ).
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Toluen và benzen cùng phản ứng được với chất nào sau đây: (1) dung dịch brom trong CCl4; (2) dung dịch kali pemanganat; (3) hiđro có xúc tác Ni, đun nóng; (4)Br2 có bột Fe, đun nóng? Viết phương trình hoá học của các phương trình xảy ra.
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. dễ tan trong các dung môi phân cực như nước.
5. dễ bay hơi, khó cháy.6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Số mệnh đề đúng là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. dễ tan trong các dung môi phân cực như nước.
5. dễ bay hơi, khó cháy.6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Số mệnh đề đúng là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là
1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
4. liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
5. dễ bay hơi, khó cháy.
6. phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là:
A. 4, 5, 6.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 3, 5.
D. 2, 4, 6.
Đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ là :
(1) Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H
(2) Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
(3) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
(4) Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
(5) Dễ bay hơi, khó cháy.
(6) Phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Nhóm các ý đúng là
A. (1), (3), (5).
B. (2), (4), (6).
C. (4), (5), (6).
D. (1), (2), (3).
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách).
-Etilen tác dụng với hiđro có Ni làm xúc tác và đun nóng.
-Đun nóng axetilen ở 600oC với bột than làm xúc tác thu được benzen.
-Dung dịch ancol etylic để lâu ngoài không khí chuyển thành dung dịch axit axetic (giấm ăn).
Hợp chất hữu cơ A (chứa 3 nguyên tố C, H, O) chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho 0,005 mol A tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch NaOH (D = 1,2 g/ml) thu được dung dịch B. Làm bay hơi dung dịch B thu được 59,49 gam hơi nước và còn lại 1,48 gam hỗn hợp các chất rắn khan D. Nếu đốt cháy hoàn toàn chất rắn D thu được 0,795 gam Na2CO3; 0,952 lít CO2 (đktc) và 0,495 gam H2O. Mặt khác nếu cho hỗn hợp chất rắn D tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi chưng cất thì được 3 chất hữu cơ X, Y, Z chỉ chứa các nguyên tố C, H, O. Biết X, Y là 2 axit hữu cơ đơn chức và Mz < 125. Số nguyên tử H trong Z là
A. 8.
B. 12.
C. 6.
D. 10.
Hợp chất hữu cơ X chứa (C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X phản ứng vừa đủ với 180 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y,chỉ thu được 164,7 gam hơi nước và 44,4 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 23,85 gam Na2CO3; 56,1 gam CO2 và 14,85 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT<126). Cho các nhận xét sau:
(a) X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(b) Số nguyên tử H trong phân tử T bằng 10.
(c) Nếu cho a mol T phản ứng hoàn toàn với Na dư thì thu được a mol khí hiđro.
(d) Trong X chứa 6 liên kết π.
Số nhận xét đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1