Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hoangngoctu hoang

 viết một đoạn văn nói về cảm xúc của các bạn về 1 bài thơ lục bát (khoảng 200 chữ)

Thư Phan
28 tháng 11 2021 lúc 20:03

Tham khảo (Bạn đăng câu này rồi mà?)

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Nguyễn Hà Giang
28 tháng 11 2021 lúc 20:04

Tham khảo!

 

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Những câu thơ lục bát ấy, dường như ai ai cũng thuộc, cũng nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng thanh khiết, trong trẻo đã đi sâu vào kí ức của mọi người. Ngay câu thơ đầu, tác giả dân gian đã khẳng định vị trí “khó ai sánh bằng” của hoa sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, với ba gam màu xanh, trắng, vàng, lần lượt từ lá, cánh hoa, đến nhị hoa. Đó đều là những màu sắc rực rỡ, sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ ba, những chi tiết ấy lại được điệp thêm lần nữa, nhưng với trật tự đảo ngược. Khiến cho người đọc cảm nhận, được dường như đang được kiểm tra, soi xét cho thật kĩ, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Sau đó, chắc chắn mà khẳng định rằng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thứ hoa ấy, không chỉ xinh đẹp, mà còn tinh khiết, tuy sống trong bùn tanh nhưng vẫn thơm hương, trong sạch. Giống như những con người, dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, như thế nào, vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh, chung thủy, chẳng một dạ hai lòng, hai trở nên xấu xa, tồi tệ. Phẩm hạnh cao quý, đáng trân trọng ấy của con người Việt Nam, đã được tác giả dân gian khéo léo thể hiện qua hình ảnh bông sen trong câu ca dao trên.

Nguyễn
28 tháng 11 2021 lúc 20:04

TK

Công cha như núi ngất trời

 

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

 

Núi cao biển rộng mênh mông

 

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

 

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

 

 

 

Nguyễn Phúc Lâm
28 tháng 11 2021 lúc 20:33

bài này mk tự viết nha, ko chép mạng

                                  Công cha như núi Thái Sơn

                        Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                   Một lòng thờ mẹ kính cha

                             Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

     Cha mẹ , chính là 2 nguời đã sinh chúng ta ra cũng như nuôi chúng ta lớn , bài thơ trên đã bộc lộ cho chúng ta thấy tình cảm của cha mẹ đối vs con cái thiêng liêng như thế nào . Ở câu thơ '' Công cha như núi Thái Sơn'' đã cho ta thấy thứ tình cảm của người cha cho con cái nó cao như thế nào . Đúng vậy , người ta ví công cha cao như đỉnh núi ngất trời , thứ chúng ta ko thể chạm đến đc . ''Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra'' cũng như người cha , người mẹ là 1 người đã gánh đau nặng đẻ để sinh chúng ta ra và ko ngại thức khuy dậy sớm để nuôi chúng ta lớn khôn lên người cho bt tình mẫu tử thiêng liêng thế nào. '' Một lòng thờ mẹ kính cha'' chính là tình cảm của người con đối vs cha mẹ . Tình cảm của người con đối vs cha mẹ rất cao cả . Tuy vậy , tình cảm của cha mẹ vs là 1 thứ chân thật , quý giá. Cha mẹ còn ko ngại hi sinh cho con cái đc mạnh khoẻ . Bài thơ trên cho em đc cảm giác che chở của đấng sinh thành


Các câu hỏi tương tự
hoangngoctu hoang
Xem chi tiết
Thu Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Lê Ngọc Hân
Xem chi tiết
Huyfnh Xuân Thanh Trúc
Xem chi tiết
Trâm Bakaaa
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Lợi
Xem chi tiết
Không Tên
Xem chi tiết
Phương uyên Nguyen
Xem chi tiết
26.Lân Yến Nhi
Xem chi tiết