Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thị yến vy

viết một đoạn văn nếu trái đất nổ bạn sẽ làm gì ?

Nguyễn Xuân Toàn
4 tháng 11 2017 lúc 12:55

Chúng ta ít nhiều ý thức được sự tàn phá của mùa đông hạt nhân qua các bộ phim điện ảnh, nhưng nhóm các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu về thảm kịch này và cảnh báo toàn nhân loại về hậu quả của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Quy mô mà các nhà khoa học nghiên cứu là một cuộc xung đột hạt nhân nhỏ, xảy ra trên một khu vực nhất định, Business Insider đưa tin.

Trai dat se ra sao khi chien tranh hat nhan xay ra? hinh anh 1
Một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô nhỏ sẽ làm nhiệt độ trái đất giảm 2 đến 3 độ. Lượng mưa hàng năm cũng giảm 9%. Sự thay đổi này đủ gây ra thiên tai và dịch bệnh trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người. Đây cũng là nhiệt độ lạnh nhất trên trái đất trong một thiên niên kỷ trở lại đây.


Các chuyên gia giả định 100 đầu đạn hạt nhân, với sức công phá mỗi quả tương đương trái bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, phát nổ trên tiểu lục địa Ấn Độ. Đây là viễn cảnh có khả năng xảy ra nếu căng thẳng giữa Ấn Độ và quốc gia láng giềng Pakistan leo thang.

Các nhà khoa học nhấn mạnh, đây chỉ là giả thuyết và hoàn toàn không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Trong khi đó, lượng vũ khí hạt nhân của Pakistan và Ấn Độ ít hơn rất nhiều so với các cường quốc là Nga và Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất, quy mô chiến tranh hạt nhân ở tiểu lục địa Ấn Độ sẽ không đủ sức hủy diệt thế giới.

Tuy nhiên, 100 đầu đạn hạt nhân cùng nổ sẽ nén 5 triệu tấn carbon đen vào khí quyển. Nó sẽ hấp thụ nhiệt lượng từ mặt trời, ngăn chúng tiếp cận bề mặt trái đất. Sau một thời gian, carbon đen sẽ rơi xuống theo mưa, nhưng các nhà khoa học không thể xác định chính xác thời gian chúng biến mất khỏi bầu khí quyển.

Sau một năm, nhiệt độ trung bình trên toàn trái đất sẽ giảm 1,1 độ C. Sau 5 năm, nhiệt độ trái đất sẽ giảm 3 độ C, nhưng 20 năm sau, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên và chúng ta chỉ lạnh hơn 1 độ C so với trước khi chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Freya
4 tháng 11 2017 lúc 12:55

Nếu Trái Đất nổ mk sẽ chết vì lúc đó chả lm đc j cả

Nhóc_Siêu Phàm
4 tháng 11 2017 lúc 12:57

Nhiều người luôn lo sợ khi thiên thạch rơi trúng Trái Đất, sẽ là “ngày tận thế”. Bởi khoa học hiện nay chưa có cách nào ngăn chặn mà chỉ có thể quan sát, dự đoán.

Hình minh họa: WordPress.

Hình minh họa cho việc thiên thạch to bằng núi Everest rơi xuống trái đất

Vì nước chiếm 70% diện tích bề mặt Trái đất, nên khi có một thiên thạch rơi xuống hành tinh chúng ta thì khả năng nó “hạ cánh” xuống đại dương là hoàn toàn có khả năng.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi thiên thạch rơi xuống biển?

Việc thiên thạch rơi xuống đại dương, có thể tạo ra các con sóng lớn, khổng lồ có thể cao tới hàng km.

Nếu vụ va chạm xảy ra ở vị trí tương đối xa bờ hoặc giữa đại dương bao la, thì có rất ít khả năng nó tạo ra một trận sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp. Bởi sóng xung kích từ vụ va chạm thiên thạch là tương đối ngắn nên khối lượng nước bị văng ra từ khu vực va chạm sẽ không lan quá xa, quá rộng.

Nhưng nếu thiên thạch rơi xuống đại dương nằm trong vòng bán kính 10 – 20km của một vùng bờ biển đông đúc thì hậu quả sẽ cực khủng khiếp: lũ lụt, sóng xung kích trong không khí, sức gió ngang một cơn bão và nhiệt độ tăng đến chóng mặt.

Thiên thạch Apophis.

Thiên thạch Apophis.

Để hình dung rõ hơn quy mô, nhóm nghiên cứu quyết định lập mô hình giả lập. Họ dùng siêu máy tính để đo lường tác động của một hòn đá lớn di chuyển ở vận tốc cao khi lao xuống biển. Kết quả trái ngược với hình dung của đa số.

Cụ thể trên đại dương, lực từ thiên thạch tạo ra các con sóng lớn và chúng lắng xuống một cách nhanh chóng, chứ không tạo ra các hố lớn có thể nuốt chửng cả thành phố như với mặt đất. Như vậy sóng thần không phải là vấn đề, nhưng hơi nước mới gây nguy hiểm.

vien-canh-kinh-hoang-xay-ra-khi-thien-thach-roi-xuong-bien-hinh-5

Theo đó, tác động mạnh vào bề mặt đại dương có thể đưa hơi nước vào tầng bình lưu và có thể ảnh hưởng tới khí hậu. Thật vậy, mô phỏng cho thấy hơi nóng từ thiên thạch do ma sát với khí quyển có thể làm bay hơi hàng triệu tấn nước. Khi vào tầng đối lưu, hơi nước này tụ tại đó và sau đó là các hiện tượng thời tiết cực đoan, tăng hiệu ứng nhà kính dẫn đến thay đổi nhiệt độ toàn cầu, dẫn đến mất tài nguyên nước, bờ biển và đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.

Lượng hơi nước này sẽ thâm nhập tầng bình lưu và tồn tại ở đó nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, gây hiệu ứng nhà kính, góp phần thúc đẩy hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Lượng hơi nước này sẽ thâm nhập tầng bình lưu và tồn tại ở đó nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, gây hiệu ứng nhà kính, góp phần thúc đẩy hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Thí nghiệm này chỉ mới áp dụng với tiểu hành tinh thường gặp trong Hệ Mặt trời. Nhìn chung ở kích thước đó, chúng tạo ra sóng lớn nhưng vẫn ít nguy hiểm hơn. Viễn cảnh tăm tối nhất là thiên thạch rơi ở gần bờ biển. Vừa làm ảnh hưởng tới nền địa chất, vừa tạo ra sóng thần hàng trăm mét, đó sẽ là thảm họa vô cùng khủng khiếp.

minhduc
4 tháng 11 2017 lúc 12:58

Chúng ta ít nhiều ý thức được sự tàn phá của mùa đông hạt nhân qua các bộ phim điện ảnh, nhưng nhóm các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu về thảm kịch này và cảnh báo toàn nhân loại về hậu quả của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Quy mô mà các nhà khoa học nghiên cứu là một cuộc xung đột hạt nhân nhỏ, xảy ra trên một khu vực nhất định, Business Insider đưa tin.

Trai dat se ra sao khi chien tranh hat nhan xay ra? hinh anh 1
Mô phỏng một vụ nổ bom hạt nhân. Ảnh: Wiki

Một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô nhỏ sẽ làm nhiệt độ trái đất giảm 2 đến 3 độ. Lượng mưa hàng năm cũng giảm 9%. Sự thay đổi này đủ gây ra thiên tai và dịch bệnh trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người. Đây cũng là nhiệt độ lạnh nhất trên trái đất trong một thiên niên kỷ trở lại đây.

Các chuyên gia giả định 100 đầu đạn hạt nhân, với sức công phá mỗi quả tương đương trái bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, phát nổ trên tiểu lục địa Ấn Độ. Đây là viễn cảnh có khả năng xảy ra nếu căng thẳng giữa Ấn Độ và quốc gia láng giềng Pakistan leo thang.

Các nhà khoa học nhấn mạnh, đây chỉ là giả thuyết và hoàn toàn không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Trong khi đó, lượng vũ khí hạt nhân của Pakistan và Ấn Độ ít hơn rất nhiều so với các cường quốc là Nga và Mỹ. Trong trường hợp xấu nhất, quy mô chiến tranh hạt nhân ở tiểu lục địa Ấn Độ sẽ không đủ sức hủy diệt thế giới.

Tuy nhiên, 100 đầu đạn hạt nhân cùng nổ sẽ nén 5 triệu tấn carbon đen vào khí quyển. Nó sẽ hấp thụ nhiệt lượng từ mặt trời, ngăn chúng tiếp cận bề mặt trái đất. Sau một thời gian, carbon đen sẽ rơi xuống theo mưa, nhưng các nhà khoa học không thể xác định chính xác thời gian chúng biến mất khỏi bầu khí quyển.

Sau một năm, nhiệt độ trung bình trên toàn trái đất sẽ giảm 1,1 độ C. Sau 5 năm, nhiệt độ trái đất sẽ giảm 3 độ C, nhưng 20 năm sau, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên và chúng ta chỉ lạnh hơn 1 độ C so với trước khi chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Chiến tranh và xung đột quân sự thế kỷ 21 diễn ra thế nào?

Chiến tranh chiếm vị trí đặc biệt trong toàn bộ tiến trình các sự kiện quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất của lịch sử nhân loại.

Nhiệt độ giảm kéo theo lượng mưa thấp. 5 năm sau trận chiến, lượng mưa trên trái đất sẽ ít hơn 9% so với bình thường. Tình trạng này tiếp tục duy trì trong những năm tiếp theo. Phải 26 năm sau chiến tranh, lượng mưa mới tăng được 4,5%. Tuy nhiên, nó vẫn ít hơn 4,5% so với trước chiến tranh hạt nhân.

Trong khi đó, phản ứng hóa học sẽ ăn mòn tầng ozone, lớp lá chắn bảo vệ địa cầu khỏi tia cực tím từ mặt trời. 5 năm sau chiến tranh, tầng ozone của chúng ta sẽ mỏng hơn 20 – 25%. Tuy nhiên, nó sẽ dần phục hồi trong 5 năm tiếp theo nên chỉ mỏng hơn bình thường 8%.

Tầng ozone bị bào mòn khiến tia cực tím chiếu xuống trái đất tăng lên. Nó gây ra hiện tượng cháy nắng và ung thư da trên người. Tia này cũng gây ảnh hưởng tới các loại cây trồng, gây giảm năng suất, đặc biệt là ngô. Trong một nghiên cứu riêng biệt được công bố năm 2013, các bác sĩ dự đoán chiến tranh hạt nhân sẽ khiến 2 tỷ người chết đói.

Trai dat se ra sao khi chien tranh hat nhan xay ra? hinh anh 2
Bảng thống kê vũ khí của các cường quốc hạt nhân.

Các cường quốc hạt nhân trên thế giới đang giữ khoảng 17.000 vũ khí hạt nhân. Theo ước tính, Nga dẫn đầu thế giới với 8.420 đầu đạn và bom hạt nhân. Mỹ có 7.650 vũ khí trong khi Anh sở hữu 225 vũ khí, Pháp có 300 vũ khí và Trung Quốc có 240 vũ khí.

KAl(SO4)2·12H2O
4 tháng 11 2017 lúc 13:13

Chiến tranh hạt nhân, hay chiến tranh nguyên tử, là chiến tranh mà trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng. Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều và gây những hậu quả lâu dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau cuộc chiến.

Một cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn có thể dẫn đến sự hủy diệt tất cả các dạng sống trên Trái Đất. Và có thể "tiễn" hành tinh xanh của chúng ta trở về thời nguyên thủy, sơ khai.

Vũ khí hạt nhân: Sức mạnh hay sự hủy diệt?

Tính cho tới nay, chỉ có hai quả bom hạt nhân đã được sử dụng trong chiến tranh tại Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) trong Thế chiến II. Cả hai quả bom này đã cho thế giới thấy sức công phá và hủy diệt khủng khiếp của chúng.

Nhưng, không vì vậy mà các kho dự trữ hạt nhân giảm xuống, nhất là sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, số lượng đầu đạn hạt nhân tăng lên một cách chóng mặt.

Hiện nay, trên toàn thế giới có 9 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, với tổng cộng gần 16.000 đầu đạn hạt nhân theo thống kê của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (ACA).

Chien tranh hat nhan se huy diet Trai Dat nhu the nao? - Anh 1

ICBM Titan II mang đầu đạn W53 Mt, khiến nó là vũ khí hạt nhân mạnh nhất của Mỹ trong thời Chiến tranh Lạnh.

Tiềm năng các quốc gia hạt nhân trên thế giới.

Với tiềm năng khác nhau giữa các quốc gia hạt nhân như vậy, một cuộc chiến tranh hạt nhân nếu xảy ra cũng có thể ở mức độ ác liệt rất khác nhau.

Xét cho cùng, tai họa của một cuộc chiến tranh xảy ra, dù ở quy mô lớn nhỏ nào, cũng gây hậu quả rất lớn, nhiều mặt và lâu dài đến loài người trên toàn cầu.

Chiến tranh hạt nhân khiến Trái Đất "méo mó" thế nào?

Các nhà nghiên cứu đã đặt bài toán với giả thiết về hậu quả từ một cuộc chiến tranh hạt nhân ở hai mức độ khác nhau. Họ nhấn mạnh, đây chỉ là giả thuyết và hoàn toàn không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.

Ở cấp độ nhỏ

Xảy ra trong một khu vực trong phạm vi hẹp của quốc gia, trong đó mỗi phía cho nổ 50 quả bom nhỏ (tổng 100 quả) loại 15 koloton, tương đương quả bom ở Hiroshima năm 1945.

Tai họa đầu tiên sẽ là giết chết hàng loạt con người trong địa phận nổ bom. Cái chết này chủ yếu do những lý do cơ học như: Gia tăng áp suất, gió mạnh từ 250 đến 400 km/giờ làm đổ sập nhà cửa và trụ điện…

Chien tranh hat nhan se huy diet Trai Dat nhu the nao? - Anh 2

Ảnh minh họa.

Thảm họa hạt nhân sẽ giết chết hàng trăm triệu người ngay lập tức. Chưa kể, nhiệt độ tăng lên hàng nghìn độ gây ra những đám cháy khắp vùng.

Còn tiếp theo sau đó, những người sống sót sẽ tiếp tục bị chiếu bởi những tia bức xạ do các mảnh vỡ của bom vung ra khắp nơi, dẫn đến cái chết sớm hoặc bị bệnh tật kéo dài và chết chậm.

Đối với Trái Đất và sinh vật sống thì sao?

Một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô nhỏ sẽ làm nhiệt độ trái đất giảm 2 đến 3 độ. Lượng mưa hàng năm cũng giảm 9%.

Với 100 đầu đạn hạt nhân cùng nổ sẽ nén 5 triệu tấn carbon đen vào khí quyển. Nó sẽ hấp thụ nhiệt lượng từ Mặt Trời, ngăn chúng tiếp cận bề mặt Trái Đất.

Chien tranh hat nhan se huy diet Trai Dat nhu the nao? - Anh 3

Ảnh mô tả carbon đen ngăn cản ánh nắng Mặt Trời và sẽ gây tử vong cho con người.

Sau một thời gian, carbon đen sẽ rơi xuống theo mưa, nhưng các nhà khoa học không thể xác định chính xác thời gian chúng biến mất khỏi bầu khí quyển.

Sau một năm, nhiệt độ trung bình trên toàn Trái Đất sẽ giảm 1,1 độ C. Sau 5 năm, nhiệt độ Trái Đất sẽ giảm 3 độ C.

Nhưng 20 năm sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng lên và chúng ta chỉ lạnh hơn 1 độ C so với trước khi chiến tranh hạt nhân nổ ra.

Ở cấp độ toàn diện

Cấp độ này xảy ra khi các nước sử dụng với số lượng lớn vũ khí hạt nhân tấn công toàn bộ một quốc gia, bao gồm cả mục tiêu quân sự và dân sự. Cuộc tấn công như vậy nhằm phá hủy toàn bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, quân sự của một quốc gia thông qua tấn công hạt nhân áp đảo.

Chien tranh hat nhan se huy diet Trai Dat nhu the nao? - Anh 4

Đây là một trong những thảm họa khiến loài người tự diệt vong. (Ảnh minh họa).

Nếu xảy ra cuộc chiến hạt nhân trên quy mô toàn diện như thế này thì có thể khiến cho loài người tuyệt chủng. Hoặc, chỉ có một số ít sống sót (những người ở những vùng xa cuộc chiến) nhưng với mức sống và tuổi thọ chỉ tương đương với thời kỳ trước Trung cổ trong nhiều thế kỷ.

Ngoài ra, nó cũng sẽ hủy diệt hệ sinh thái và tác động khủng khiếp đến khí hậu Trái Đất. “Mùa đông hạt nhân” là một giả thuyết mà các nhà khoa học Mỹ đưa ra vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sau chiến tranh hạt nhân, thời tiết và khí hậu Trái đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chien tranh hat nhan se huy diet Trai Dat nhu the nao? - Anh 5

Đại chiến hạt nhân sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt Trái đất giảm ở mức rất lớn.

Tức là đại chiến hạt nhân sẽ làm cho nhiệt độ bề mặt Trái Đất giảm ở mức rất lớn. Các vụ nổ hạt nhân trong không trung sẽ làm cho một lượng lớn khói bụi "chu du" vào lớp khí quyển.

Kết quả là, đại bộ phận bức xạ Mặt Trời đi vào tầng khí quyển bị lớp khói bụi hạt nhân này hấp thu và lượng ánh sáng Mặt trời xuống được tới Trái Đất giảm rõ rệt.

Bầu trời bị bao chùm bởi khói và bụi trở nên u ám, cây cối vì vậy không thể sống được dẫn đến lượng oxi giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn.

Rõ ràng, một cuộc chiến tranh hạt nhân, dù lớn dù nhỏ, cũng tác hại lớn và gây chết chóc khôn xiết cho con người, không chỉ trong phạm vi một hai quốc gia tham chiến mà còn ảnh hưởng rộng lớn. Thậm chí cho tất cả loài người trên toàn cầu; không loại trừ một quốc gia nào.

Bởi vậy, ngày nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại thì nỗi ám ảnh về Ngày Tận thế khiến Trái Đất quay trở về thời tiền sử mấy trăm vạn năm trước sẽ luôn hiện diện.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

Nguồn: Chiến tranh hạt nhân sẽ hủy diệt Trái Đất như thế nào? - Nghệ An


Các câu hỏi tương tự
nguyễn thị yến vy
Xem chi tiết
nguyen khanh ngoc
Xem chi tiết
Trần Huyền Ngọc
Xem chi tiết
Đỗ Mai Linh
Xem chi tiết
Đinh Thị Ánh Dương
Xem chi tiết
Trình đào
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Vi
Xem chi tiết
nguyễn đông vy
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết