Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trang

viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Phong Thần
29 tháng 10 2021 lúc 21:18

Tham khảo

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

Leonor
29 tháng 10 2021 lúc 21:18

      Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ đặc biệt và thật độc đáo khi thuật lại sự ra đời của loài người qua lời kể đầy sáng tạo của nhà thơ Xuân Quỳnh: Mọi thứ trên đời này sinh ra là vì trẻ em, trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ con. Lúc đầu, nhà thơ đã vẽ ra một thế giới hoang sơ, lạnh lẽo và thế giới lúc bấy giờ chỉ có màu đen. Khi trẻ em được sinh ra, thế giới đó đã hoàn toàn thay đổi và tất cả những điều thay đổi đó đều dành cho trẻ con. Sự xuất hiện của thiên nhiên, mặt trời, cỏ cây, hoa lá, … đều dành cho trẻ em, cho trẻ em cảm nhận được thế giới thiên nhiên rất tươi đẹp. Để trẻ em được sống trong một thế giới hạnh phúc thì khi trẻ em sinh ra đã có mẹ bế bồng trong lời ru và tình yêu thương của mẹ bao la, rộng lớn, mênh mông. Có mẹ, có bà và có bố, tình yêu thương của mọi người chính là cái nôi chắp cánh những ước mơ cho con trẻ. Để trẻ em được học hành, được giáo dục thì đã có những thầy cô giáo gieo vào tâm hồn trẻ thơ những bài học đầu tiên, những ước mơ, … Trẻ em đã được lớn lên trong một thế giới thật hạnh phúc. Qua bài thơ, nhà thơ Xuân Quỳnh còn gửi gắm tới những người thân: Hãy luôn yêu thương, chăm sóc và che chở cho trẻ em vì trẻ em chính là tương lai của đất nước. Và nhắc nhở trẻ em rằng hãy luôn yêu thương những người thân của mình vì họ đã dành cho mình những điều tốt đẹp nhất. Có thể nói, lòng yêu thương trẻ con của tác giả đã được thể hiện, đã được bộc lộ qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm và nồng hậu.

(Bài mk tự lm ạ)
Vũ Thu Hiền
29 tháng 10 2021 lúc 21:22

nhan đề chuyện cổ tích về loài người  của tác giả Xuân cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường hay kể về 1 cổ đại xa xưa .Khi đọc,người nhận cảm thấy tác phẩm rất thú vị .Tác giả khẳng định là trời sinh ra trẻ em,nhà thơ đã dùng những từ ngữ sinh động cho người đọc dễ hiểu.Có thể khẳng định Xuân quỳnh muốn gừi lời yêu thương cho trẻ em.

Phạm Nguyễn Bảo Anh
25 tháng 10 lúc 22:51

Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương để lại cho tôi nhiều cảm xúc đẹp đẽ. Tác giả đã giúp tôi hiểu được tình cảm mẫu tử thiêng liêng, đáng trân trọng. Bên cạnh dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình, tác giả còn sử dụng sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và miêu tả. Về thăm mẹ kể về việc người con về thăm nhà sau nhiều năm xa cách. Vào một chiều mùa đông nọ, người con trở về thăm mẹ sau nhiều ngày xa cách. Từng sự vật quen thuộc được khắc họa hiện lên đầy chân thực, sinh động. Căn bếp chưa lên khói, lúc này mẹ không có nhà. Một mình ngồi ngoài hiên nhà, trời bỗng nhiên đổ cơn mưa khiến cho nỗi nhớ thêm bủa vây. Mỗi sự vật trong căn nhà đều có hình bóng của mẹ. Chum tương đã được mẹ đậy cẩn thận. Đặc biệt là hình ảnh người mẹ hiện lên qua chiếc nón, cái áo mà mẹ vẫn thường đội, thường mặc khi đi làm. Cả đàn gà mới nở, trái na trên cành đều do một tay mẹ chăm sóc chu đáo. Đọc đến hai câu thơ cuối cùng, tôi thấy xúc động trước tình cảm chân thành của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con. Một tình cảm chân thành xuất phát từ những điều thật giản dị. “Về thăm mẹ” là một trong những bài thơ mà tôi yêu thích nhất.

   

Các câu hỏi tương tự
Mùa Gia Long
Xem chi tiết
Vũ Minh Anh
Xem chi tiết
Bùi Thị Hà Linh
Xem chi tiết
Võ Thị Tố Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thúy
Xem chi tiết
Võ Thị Tố Quỳnh
Xem chi tiết
Hoàng Nguyệt Ánh
Xem chi tiết
Đức Thắng
Xem chi tiết
Nguyễn Tiến Mạnh
Xem chi tiết