Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
firehashira

viết một bài về người lính chống dịch

(ĐG) ỉn
28 tháng 8 2021 lúc 16:24

Thời gian qua, dịch Covid-19 và thiên tai đã gây ra nhiều hệ lụy xấu tới nền kinh tế đất nước, đời sống nhân dân... Trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo đó vẫn ngời sáng lên hình ảnh người lính “Bộ đội cụ Hồ”. Họ luôn là lực lượng tiên phong đi đầu, trực tiếp tham gia phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Những người lính đã không quản gian lao, vất vả, hy sinh hạnh phúc riêng, tạo thành những “lá chắn thép” nơi tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Vất vả, gian khổ là thế, nhưng nhiều người không hiểu, họ cho rằng, bộ đội thời bình là một nghề lương cao. Thực tế có phải vậy?

Bài hát “Có một nghề” được Đại úy Vũ Văn Quốc viết với ca từ mộc mạc, giản dị, nhưng đong đầy tâm tư, tình cảm yêu thương, tri ân những hy sinh thầm lặng, mất mát mà đồng đội trải qua khi tham gia phòng, chống dịch Covid-19, để bảo vệ sức khỏe, bình an cho nhân dân. Người lính ấy đã viết và đang hát những giai điệu thay lời tâm sự của người lính đang làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu. Bài hát được ra đời khi anh chứng kiến sự khẩn trương nhận nhiệm vụ của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 khi được điều động lên đường tham gia hỗ trợ tỉnh Bắc Giang phòng, chống dịch Covid-19 khi tình hình dịch căng thẳng.

Những câu chuyện Đại úy Vũ Văn Quốc được chứng kiến về đồng đội vì nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 phải gác niềm riêng, vì nhiệm vụ, vì nhân dân... đã trào dâng trong anh một cảm xúc khó tả. Lời ca, giai điệu của bài hát cứ thế tuôn trào trong sự rung cảm sâu sắc, nỗi xúc động khôn nguôi. Những người lính thời bình tuy không phải cầm súng ra trận chiến đấu trực tiếp với kẻ thù, nhưng các anh luôn tiên phong trên mặt trận mới, đó là công tác cứu hộ, cứu nạn mà người lính trong bất cứ thời điểm nào cũng đóng góp nhiều công sức. Người lính đã không quản gian khó, không ngại hy sinh, băng rừng, vượt lũ, nguyện vào nơi gian khó, cứu giúp nhân dân.

Đó không chỉ là nhiệm vụ chiến đấu đơn thuần thời bình, mà còn là mệnh lệnh từ trái tim người lính. Chính vì suy nghĩ cao cả ấy mà những người lính đã đặt tính mạng của nhân dân lên trên mạng sống của mình, tận hiến cho đất nước: “Có phải lính thời nay chẳng sương gió/ Không có đớn đau, không phải hy sinh! Tổ quốc ơi chúng tôi luôn thầm lặng/ Hiến thanh xuân cho đất nước yên bình”.

Đại úy Vũ Văn Quốc chia sẻ: “Tôi không biết nhiều về nhạc lý, nghĩ gì viết ra thôi với ý nghĩ phải viết về đồng đội mình đang vất vả, căng mình nơi tâm dịch giữa thời bình. Tôi ngồi viết một mạch trong khoảng 1 giờ 30 phút thì xong, chỉnh sửa cho hoàn thiện. Sau đó, tôi tự đệm đàn guitar và thu âm vào phần mềm trên điện thoại. Sau khi đăng tải trên mạng internet, không ngờ bài hát lại nhận được sự yêu mến của nhiều người, và cũng được rất nhiều người chia sẻ qua mạng xã hội”.

Hình ảnh những người lính đã đi vào sáng tác của Đại úy Vũ Văn Quốc một cách tự nhiên, gần gũi và chân thực. Đó là hình ảnh 13 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 trực tiếp đi vào vùng tâm lũ trong mưa gió tơi bời, cứu hộ ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế). Họ đã mãi mãi ra đi, không thể trở về, thi thể vùi dưới lớp đất lạnh nhiều ngày mới được tìm thấy, để lại sau lưng nỗi đau tột cùng cho những người cha, người mẹ già mất con, những người vợ mất chồng, con thơ mất cha: “Ai còn nhớ Rào Trăng ngày ấy/Đồng đội tôi đã mãi mãi không về/Anh nằm đó giữa rừng sâu nước lạnh/Vợ hiền, con thơ mãi mãi đơn côi!”. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những tấm bia liệt sĩ vẫn được dựng lên. Nỗi đau này, ngoài những người lính và những người thân của lính, ai thấu được trọn vẹn?

Đó còn là hình ảnh những người lính đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên khắp dải chữ S, đặc biệt là những người lính bám trụ, “ăn lán ngủ rừng” nơi biên cương heo hút, gian khổ. Đã có những người lính phải xa gia đình lâu ngày, không được về thăm con, chuyện con cái, gia mẹ già phải một tay người vợ chăm lo, chu toàn; có những người lính đã phải gác lại niềm hạnh phúc riêng, hoãn cưới vì nhiệm vụ tuyến đầu. Đặc biệt, có những người lính đang làm nhiệm vụ tại chốt phòng, chống dịch Covid-19, khi nhận tin cha, mẹ mất cũng không thể về tiễn biệt, chỉ lặng lẽ thắp nén nhang tại chốt tưởng nhớ đấng sinh thành. Hình ảnh đó khiến nhiều người xót xa. Lời bài hát rưng rưng niềm xúc động: “Con xin lỗi mẹ ơi vì Covid/Mẹ ra đi con vẫn ở tuyến đầu/Nén nhang này con khóc mẹ trên chốt/Ngày bình yên con sẽ về ôm mẹ”.

Người lính thời bình là thế! Họ đều ý thức được trách nhiệm của mình phải tiên phong trong việc cứu dân, giúp dân vượt qua thiên tai, bão, lũ, phòng, chống dịch Covid-19. Họ đều biết khi thực hiện nhiệm vụ là có thể gặp hiểm nguy, thậm chí hy sinh sự sống bản thân, nhưng tuyệt nhiên không cán bộ, chiến sĩ nào chùn bước. Bài hát khép lại với sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, vì nhân dân, vì Tổ quốc tận hiến: “Mẹ Việt ơi chúng con luôn sẵn sàng/Dẫu ra đi không hẹn ngày quay về”.

Đỗ Ngọc Phương Anh
31 tháng 8 2021 lúc 19:52

Thời gian qua, dịch Covid-19 và thiên tai đã gây ra nhiều hệ lụy xấu tới nền kinh tế đất nước, đời sống nhân dân... Trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo đó vẫn ngời sáng lên hình ảnh người lính “Bộ đội cụ Hồ”.Họ luôn là lực lượng tiên phong đi đầu, trực tiếp tham gia phòng,chống thiên tai, dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Những người lính đã không quản gian lao, vất vả, hy sinh hạnh phúc riêng, tạo thành những “lá chắn thép” nơi tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Vất vả, gian khổ là thế, nhưng nhiều người không hiểu, họ cho rằng, bộ độ thời bình là một nghề lương cao. Thực tế có phải vậy?

 Bài hát “Có một nghề” được Đại úy Vũ Văn Quốc viết với ca từ mộc mạc, giản dị, nhưng đong đầy tâm tư, tình cảm yêu thương, tri ân những hy sinh thầm lặng, mất mát mà đồng đội trải qua khi tham gia phòng, chống dịch Covid-19, để bảo vệ sức khỏe, bình an cho nhân dân. Người lính ấy đã viết và đang hát những giai điệu thay lời tâm sự của người lính đang làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu. Bài hát được ra đời 

 bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3 khi được điều động lên đường tham gia hỗ trợ tỉnh Bắc Giang phòng, chống dịch Covid-19 khi tình hình dịch căng thẳng.

Những câu chuyện Đại úy Vũ Văn Quốc được chứng kiến về đồng đội vì nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 phải gác niềm riêng, vì nhiệm vụ, vì nhân dân... đã trào dâng trong anh một cảm xúc khó tả. Lời ca, giai điệu của bài hát cứ thế tuôn trào trong sự rung cảm sâu sắc, nỗi xúc động khôn nguôi. Những người lính thời bình tuy không phải cầm súng ra trận chiến đấu trực tiếp với kẻ thù, nhưng các anh luôn tiên phong trên mặt trận mới, đó là công tác cứu hộ, cứu nạn mà người lính trong bất cứ thời điểm nào cũng đóng góp nhiều công sức. Người lính đã không quản gian khó, không ngại hy sinh, băng rừng, vượt lũ, nguyện vào nơi gian khó, cứu giúp nhân dân.

Đó không chỉ là nhiệm vụ chiến đấu đơn thuần thời bình, mà còn là mệnh lệnh từ trái tim người lính. Chính vì suy nghĩ cao cả ấy mà những người lính đã đặt tính mạng của nhân dân lên trên mạng sống của mình, tận hiến cho đất nước: “Có phải lính thời nay chẳng sương gió/ Không có đớn đau, không phải hy sinh! Tổ quốc ơi chúng tôi luôn thầm lặng/ Hiến thanh xuân cho đất nước yên bình”.

Đại úy Vũ Văn Quốc chia sẻ: “Tôi không biết nhiều về nhạc lý, nghĩ gì viết ra thôi với ý nghĩ phải viết về đồng đội mình đang vất vả, căng mình nơi tâm dịch giữa thời bình. Tôi ngồi viết một mạch trong khoảng 1 giờ 30 phút thì xong, chỉnh sửa cho hoàn thiện. Sau đó, tôi tự đệm đàn guitar và thu âm vào phần mềm trên điện thoại. Sau khi đăng tải trên mạng internet, không ngờ bài hát lại nhận được sự yêu mến của nhiều người, và cũng được rất nhiều người chia sẻ qua mạng xã hội”.

Hình ảnh những người lính đã đi vào sáng tác của Đại úy Vũ Văn Quốc một cách tự nhiên, gần gũi và chân thực. Đó là hình ảnh 13 cán bộ, chiến sĩ Quân khu 4 trực tiếp đi vào vùng tâm lũ trong mưa gió tơi bời, cứu hộ ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên Huế). Họ đã mãi mãi ra đi, không thể trở về, thi thể vùi dưới lớp đất lạnh nhiều ngày mới được tìm thấy, để lại sau lưng nỗi đau tột cùng cho những người cha, người mẹ già mất con, những người vợ mất chồng, con thơ mất cha: “Ai còn nhớ Rào Trăng ngày ấy/Đồng đội tôi đã mãi mãi không về/Anh nằm đó giữa rừng sâu nước lạnh/Vợ hiền, con thơ mãi mãi đơn côi!”. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những tấm bia liệt sĩ vẫn được dựng lên. Nỗi đau này, ngoài những người lính và những người thân của lính, ai thấu được trọn vẹn?

Đó còn là hình ảnh những người lính đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên khắp dải chữ S, đặc biệt là những người lính bám trụ, “ăn lán ngủ rừng” nơi biên cương heo hút, gian khổ. Đã có những người lính phải xa gia đình lâu ngày, không được về thăm con, chuyện con cái, gia mẹ già phải một tay người vợ chăm lo, chu toàn; có những người lính đã phải gác lại niềm hạnh phúc riêng, hoãn cưới vì nhiệm vụ tuyến đầu. Đặc biệt, có những người lính đang làm nhiệm vụ tại chốt phòng, chống dịch Covid-19, khi nhận tin cha, mẹ mất cũng không thể về tiễn biệt, chỉ lặng lẽ thắp nén nhang tại chốt tưởng nhớ đấng sinh thành. Hình ảnh đó khiến nhiều người xót xa. Lời bài hát rưng rưng niềm xúc động: “Con xin lỗi mẹ ơi vì Covid/Mẹ ra đi con vẫn ở tuyến đầu/Nén nhang này con khóc mẹ trên chốt/Ngày bình yên con sẽ về ôm mẹ”.

Người lính thời bình là thế! Họ đều ý thức được trách nhiệm của mình phải tiên phong trong việc cứu dân, giúp dân vượt qua thiên tai, bão, lũ, phòng, chống dịch Covid-19. Họ đều biết khi thực hiện nhiệm vụ là có thể gặp hiểm nguy, thậm chí hy sinh sự sống bản thân, nhưng tuyệt nhiên không cán bộ, chiến sĩ nào chùn bước. Bài hát khép lại với sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, vì nhân dân, vì Tổ quốc tận hiến: “Mẹ Việt ơi chúng con luôn sẵn sàng/Dẫu ra đi không hẹn ngày quay về".​

 
dũng phan
8 tháng 1 2023 lúc 16:23

Tận tâm, trách nhiệm và được nhiều người quý mến… Đó là nhận xét chung của nhiều người tại Khu cách ly tập trung người bệnh Covid-19 cơ sở Cỏ May, Ký túc xá Đại học Nông lâm TPHCM dành cho Đại úy Phan Quốc Tùng, một trong những chiến sĩ tham gia “Tuyến đầu chống dịch”, hiện đang công tác tại Ban chỉ huy quân sự thành phố Thủ Đức. Gặp anh tại nơi tuyến đầu chống dịch, Đại úy Tùng chia sẻ: Làm việc trong môi trường quân đội là ước mơ của tôi từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, được sự ủng hộ của gia đình, tôi đã mạnh dạn đăng ký đi nghĩa vụ quân sự, sau đó thi vào trường Sĩ quan và đã có 16 năm phục vụ trong quân ngũ… Cuộc chiến chống dịch Covid-19 bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt trong thời gian vừa qua, cũng như đồng đội của mình, gác lại hạnh phúc gia đình, anh bước vào “tuyến đầu chống dịch” với tâm thế của một người lính “sẵn sàng chiến đấu”. Đại úy Tùng cho biết, từ Tết nguyên đán đến nay anh chưa một lần về thăm nhà, tuy nhà anh cách đơn vị không xa… Ngoài nhiệm vụ tại đơn vị, Đại úy Tùng còn tham gia các hoạt động chống dịch như chuẩn bị cơ sở vật chất tại khu cách ly tập trung; kiểm soát các chốt kiểm tra chống dịch và bây giờ là đảm bảo công tác hậu cần tại cơ sở cách ly Cỏ May. Khi nói đến gia đình, Đại úy Tùng đã không nén được cảm xúc cho biết trong lúc anh đang làm nhiệm vụ tại Khu cách ly tập trung bệnh nhân Covid – 19 cơ sở Cỏ May, thì bố, mẹ, anh, chị và cháu ở nhà trở thành F0. Do bố mẹ đã lớn tuổi lại có bệnh nền nên tình trạng bệnh khá nặng, phải nằm khoa Hồi sức. Gia đình có 5 người trở thành F0, mỗi người lại điều trị tại các cơ sở khác nhau. Trong lúc đó, cả anh và vợ đều đang làm nhiệm vụ. Vợ anh làm việc “3 tại chỗ” tại một cơ sở sản xuất thiết bị y tế cũng đã nhiều tháng chưa về nhà. Bản thân anh rất lo lắng cho bố mẹ. Tuy nhiên, vì nhiệm vụ và yêu cầu công tác phòng dịch nghiêm ngặt nên anh cũng chỉ biết cầu mong cho gia đình được bình an. Trăn trở lớn nhất của anh lúc này là bản thân mình phục vụ, chăm sóc cho bệnh nhân F0 nhưng khi bố mẹ và gia đình nhiễm bệnh anh chỉ có thể thăm hỏi từ xa. Đôi lúc anh cảm thấy chưa trọn vẹn trách nhiệm với gia đình. Vì bố mẹ đã già, vợ chồng anh vì hoàn cảnh thường xuyên xa nhau nên tuy đã kết hôn 4 năm nhưng vẫn thiếu tiếng nói bi bô của trẻ nhỏ. Động lực giúp Đại úy Tùng vượt qua được hoàn cảnh lúc này là anh tin rằng bản thân mình cùng đồng đội sẽ góp phần sức lực của mình cùng thành phố đẩy lùi Covid-19, mang lại cuộc sống an vui cho mỗi người. Phụ trách khu Cách ly tập trung người bệnh Covid – 19 cơ sở Cỏ May, Bác sĩ Nguyễn Xuân Dũng cho biết, trong thời gian làm nhiệm vụ tại cơ sở Cỏ May, Đại úy Phan Quốc Tùng được đồng đội, các y bác sĩ và bệnh nhân hết sức quý mến, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Những bệnh nhân nơi đây chưa bao giờ phải phàn nàn về công tác hậu cần do anh và đồng đội phụ trách. Mong muốn lớn nhất của Đại úy Tùng lúc này là bố mẹ và gia đình sớm mạnh khỏe, thành phố sớm an bình và lại là trung tâm phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa của cả nước. Khó khăn, vất vả là thế, nhưng ý chí, lòng quyết tâm của các chiến sĩ chưa bao giờ ngừng lại. Mỗi cán bộ, chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch đều xác định rằng đây là nhiệm vụ thiêng liêng của những người lính, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, không quản ngại gian khổ, chấp nhận sự hy sinh, ngay cả những việc riêng tư quan trọng của đời mình để mỗi gia đình sớm đoàn tụ, cho thành phố sớm vượt qua đại dịch, tiếp tục phát triển bền vững.


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Lê Đan Thy
Xem chi tiết
Hoàng Lê Đan Thy
Xem chi tiết
Minh Phát
Xem chi tiết
van ngo van
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Bình An
Xem chi tiết
siêu não công nghệ tương...
Xem chi tiết
Trần Lâm Chi
Xem chi tiết
Hoàng Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
coan
Xem chi tiết