Đỗ Quyên

undefined

Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Ở hiền gặp lành".

Tham khảo thêm các bài văn mẫu tại: https://hoc24.vn/ly-thuyet/van-mau-lop-9.2496

                                              Bài làm

        Có thể thấy được rằng chính trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân – quả như chính là “Gieo gió gặt bão”, “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”… để nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người. Và những câu nói này dường như cũng gây biết bao những ý kiến trái chiều.

           “Ở hiền gặp lành” câu nói có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi… và khi được như vậy thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Và chúng ta cũng không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng. Thực tế cuộc sống cũng đã chứng minh cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì chắc chắn rằng con cái của họ cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây ta cũng phải hiểu sao cho rõ ràng, nó dường như không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội hiện nay. Chúng ta có thể hiểu “lành” trong câu nói chính là những may mắn, những sự hạnh phúc viên mãn đến với cuộc sống của những người “ở hiền”.

Bình luận (0)

Trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân - quả như: Gieo gió gặt bão, Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu; Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác... nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người.

Nhưng không phải ai ở hiền cũng gặp lành và lúc nào kẻ ác cũng bị trừng trị. Do đó ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành vẫn tiếp tục được đưa ra bàn cãi. Trong cuộc tranh luận ở lớp, em cũng đã bày tỏ ý kiến về vấn đề này.

Ở hiền gặp lành có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi... thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng: Hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại, hay Bánh ít đi, bánh quy lại. Nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là: Làm ơn há dễ mong người trả ơn.

Thực tế cuộc sống cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì con cái cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.

Có thể hiểu nghĩa của từ lành trong câu tục ngữ này là tử tế, tốt đẹp, may mắn. Nếu ta ăn ở (đối xử) với mọi người có nghĩa có tình Như bát nước đầy, Bán anh em xa mua láng giềng gần, Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau... thì mọi người cũng sẽ đối xử lại với ta như vậy.

Điều đáng bàn cãi, tranh luận là trong cuộc sống không phải lúc nào ở hiền cũng gặp lành, mà có khi trái ngược. Nhiều người tốt lại lâm vào hoàn cảnh nghèo khó, kém may mắn; còn những kẻ ích kỉ, độc ác thì lại sống đầy đủ, xa hoa. Phải chăng câu tục ngữ trên chỉ là liều thuốc an thần dành cho giai cấp bị trị trong xã hội cũ?!

Thật ra, những điều trái với quy luật nhân - quả ở thời nào cũng có. Mâu thuẫn ấy xuất phát từ thực tế là trong xã hội, những kẻ xấu vẫn tồn tại. Chúng liên kết với nhau, tạo thành thế lực hắc ám, tác oai tác quái, làm hại người lương thiện. Pháp luật nhiều khi chưa trừng trị chúng kịp thời hoặc xử lí chưa đến nơi đến chốn để bảo vệ quyền lợi của số đông người tốt, người hiền. Để cái thiện chiến thắng cái ác, cần phải có rất nhiều điều kiện và điều kiện đầu tiên là phải quyết tâm diệt trừ cái xấu, cái ác; khuyến khích, cổ vũ cái đẹp, cái thiện từ trong mỗi con người, mỗi gia đình và rộng ra toàn xã hội.

Chúng ta cũng không nên hiểu ở hiền chỉ có nghĩa là nhẫn nhục chịu đựng, ngoảnh mặt làm ngơ trước cái xấu, cái ác; hay là hiền lành, tử tế, không làm hại ai (nghĩa hẹp) mà phải hiểu sâu hơn, rộng hơn: ở hiền là hướng tới điều hay, điều tốt; tích cực chống lại cái xấu xa; là quan điểm sống Mình vì mọi người, mọi người vì mình (Bác Hồ); là đoàn kết giúp đỡ nhau cùng lao động sáng tạo, làm ra của cải vật chất và tinh thần để không ngừng nâng cao đời sống của toàn dân.

Câu tục ngữ trên nằm trong hệ thống tục ngữ giáo dục con người hãy sống hướng thiện (làm lành, lánh ác). Con người có lương thiện thì xã hội mới tốt đẹp. Để đạt được điều đó, chúng ta phải tự tu dưỡng, rèn luyện tư tưởng đạo đức trên cơ sở của lòng nhân ái và trách nhiệm công dân.

Nhận thức đúng đắn, rạch ròi về cái tốt, cái xấu, về đạo lí ở đời sẽ giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách. Nhiều người tốt sẽ tạo nên sức mạnh đẩy lùi cái xấu. Chắc chắn rằng trong tương lai không xa, ý nghĩa của câu tục ngữ Ở hiền gặp lành sẽ thành hiện thực.

Bình luận (0)
Phạm Vĩnh Linh
30 tháng 6 2021 lúc 12:29

undefined

undefined

Bình luận (0)
Đạt Trần
30 tháng 6 2021 lúc 11:32

Khi xưa còn thơ bé, ta vẫn thường được mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích xa xưa về nàng Tấm, chàng Thạch Sanh hay nàng Lọ Lem,... Họ sống một cuộc đời thật vất vả, cơ cực nhưng lại rất thiện lương. Và cuối cùng, cái điềm lành đã đến với họ... một cuộc sống hạnh phúc về sau. Tôi lớn lên và chợt ngẫm "Ở hiền gặp lành". Câu tục ngữ luôn là một lời nhắc cho ta về một thái độ, cách sống đúng, đẹp.

Thế “Ở hiền” là như nào? Phải chăng ta cứ sống thật hiền lành, không hung ác, tránh nhưng việc sai trái, sống không mưu lợi? Và lờ đi những điều khác? Ôi! Thật tai hại khi ta chỉ cứ hiểu nó đơn thuần thế. Ta cứ chỉ sống tốt cho bản thân, không ai bị ta ảnh hưởng đến đấy rồi trở nên khép kín đi, xa rời với mọi người, nhu nhược, thờ ơ trước cái xấu,.... Cái hệ lụy ấy thật khôn lường. Bạn có đang nghĩ bạn “Hiền” không? Khi thấy người khác gặp nạn bạn sẵn sàng xắn tay giúp đỡ hay lựa chọn rời đi hay chỉ đứng thờ ơ ở ngoài để bàn tán xôn xao với tư tưởng “Không biết không có tội”, “Sợ bị đổ oan”? Bạn phải hiểu ằng “Hiền” không phải chỉ dừng ở mặt nghĩa nổi nông cạn thế đâu, nó mang tầm nghĩa rất rộng, bao trùm lên những giá trị đạo đức khác. Trước hết, “Hiền” đúng thiệt là phải hiền lành, không hung ác, không làm việc sai trái. Nhưng không những thế, ta phải biết làm những điều đúng, điều thiện, điều có ích cho bản thân và người thân của bạn là trước tiên rồi đến tổ quốc và rộng hơn là cả xã hội. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không. Để gió cuốn đi!”. Một tấm lòng tự nguyện, đầy yêu thương, khi gặp người khó khăn ta sẵn sàng giúp đỡ họ với tất thảy những gì ta có thể. Trước những thế lực xấu xa, ta không thể cứ mãi dửng dưng, thờ ơ được, phải dám đứng lên để chống lại điều xấu. Chỉ một hành động nhỏ như là đưa một em bé hay là một cụ già ra đường, cũng có thể xem là làm được việc tốt rồi. Đó mới thực sự là cái “hiền” mà câu tục ngữ nói đến.

 

Vậy khi “Ở hiền” ta được gì? Điều đầu tiên mà chắc chắn mỗi chúng ta được chính là an cái tâm. Chúng ta có thể sống cuộc đời thoải mái mà không phải bất an lo âu. Cái tầm và hình ảnh của ta được nâng lên rất nhiều trong lòng của mọi người, ta nhận được sự kính trọng xứng đáng mà ta có. Và “Giúp người như chính giúp mình”, giúp lòng mình là đầu và khi ta khó khăn ta sẽ được nhận lại sự giúp đỡ đến từ người khác. Cuộc sống ấy mới thật đẹp, yên bình biết bao. Nàng tấm rồi cũng tìm được hạnh phúc đời mình và sống hạnh phúc mãi về sau. Mẹ con Cám đã phải trả giá cho cái ác của mình.

Nhưng có phải ai sống hiền cũng gặp lành hay không? Dĩ nhiên là không rồi. Nhiều lúc ta phải thốt lên hỏi “Trời ơi!?”. Nhưng mà bạn ạ, mỗi điều thiện bạn làm thì mỗi lần bạn thêm yên cái tâm điều đó không phải đã rất tuyệt rồi đúng không. Ngay cả những người khiếm khuyết, kém may mắn hơn chúng ta họ cũng có thể sống một cuộc đời thiện lương vậy sao chúng ta không thể sống hết mình với chữ “Hiền” một cách đúng nghĩa nhất.

Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ chúng ta - những chủ nhân tương lai của đất nước cần quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống xung quanh mình, hãy làm những việc có ích để “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”.

Câu tục ngữ tuy rất ngắn gọn nhưng chất chứa biết bao bài học. Dẫu cuộc sống có khó khăn đến  nào đi chăng nữa thì chúng ta phải sống tốt, thật có nghĩa với tất cả mọi người, đặc biệt là cũng không được làm hại người khác để đạt được những thứ mình muốn.

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta lại có thêm một ngày nữa để yêu thương”

Bình luận (2)
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
30 tháng 6 2021 lúc 14:07

 Trong các tục ngữ ca giao,có rất nhiều rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay,có ích.Trong đó có câu ''ở hiền gặp lành''.Câu nà có nghĩa là chúng ta sống tốt,tử té là chúng ta sẽ có một kết quả tốt đẹp

 Câu này rất hay,khuyên chúng ta ở đời phải biết tử tế hiền lành sẽ có kết quả như mong tốt.Chúng ta phải tốt bụng,ko ở ác.Chúng ta đc cha mẹ đẻ ra,cha mẹ ta sống tốt con cái sẽ sống tốt theo,suy ra 1 điều là nó sẽ đi theo ta trong cuộc đời làm cha làm mẹ có khi là theo ta suốt đời.Ta phải biết làm 1 người tốt,sẽ gặp kết quả tốt.Nếu ta ở ác sẽ gặp kết quả chẳng tốt đẹp gì.Tính nết chúng ta gần như gói gọn trong 1 từ''ở hiền''.Câu nói này rất có ý nghĩa khuyên chúng ta ở hiền sẽ gặp lành,ở ác sẽ gặp ác.Trong các câu truyện cổ tích cũng được áp dụng theo câu nói này.

 Các bạn ạ,ở hiền gặp lành là đúng.Chúng ta nên học tập câu nói này và sống 1 cuộc sống thật tốt nhé.

 Đánh giá bài làm please

Bình luận (5)
Đạt Trần
30 tháng 6 2021 lúc 11:33

Link lỗi hay sai gì mà không vào được cô ạ

Bình luận (2)
%#$#meo lù cute&$()
30 tháng 6 2021 lúc 14:14

từ xa xưa đến nay đã có rất nhiều người có tấm gương rất tốt ở khắp nơi . đối với ở nước ta, CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH là tấm gương vĩ đại nhất , mãi tỏa sáng ở người dân VIỆT NAM . công lao của Bác to lớn đếm hết không xuể , và cũng đúng như tục ngữ "ở hiền gặp lành" . bác lúc nào cũng là người tốt bụng , hạnh phúc giành độc lập cho dân tộc . không chỉ nhiều người mà tất cả mọi người trên đất nước VIỆT NAM đều yêu quý Bác , mọi người coi bác là một người cha già kính yêu và là một vị anh hùng vĩ đại ở nước mình . không nói  đâu xa ,  chỉ có mấy tuần gần đây cũng có rất nhiều người cứu như hiến máu cho bệnh nhân , cứu bé gái  thoát khỏi đường ray ,..là như vậy đấy mọi người tốt đều sẽ được đền đáp ,xứng đáng  , như mối quan hệ "ở hiền gặp lành "

Bình luận (9)

  Có thể thấy được rằng chính trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân – quả như chính là “Gieo gió gặt bão”, “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”… để nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người. Và những câu nói này dường như cũng gây biết bao những ý kiến trái chiều.

           “Ở hiền gặp lành” câu nói có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi… và khi được như vậy thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Và chúng ta cũng không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng. Thực tế cuộc sống cũng đã chứng minh cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì chắc chắn rằng con cái của họ cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây ta cũng phải hiểu sao cho rõ ràng, nó dường như không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội hiện nay. Chúng ta có thể hiểu “lành” trong câu nói chính là những may mắn, những sự hạnh phúc viên mãn đến với cuộc sống của những người “ở hiền”.

 

Bình luận (0)
Chans
1 tháng 7 2021 lúc 20:47

Câu chuyện kể ( Của em tự sáng tác )

Một hôm , khi đi trên đường , em bắt gặp một lũ bắt nạt bé hơn tuổi mình . Bọn nó định trấn lột tiền của một bé gái , quan trọng hơn đó là tiền học . Tôi không dùng bạo lực nhưng cũng muốn dạy chúng nó một bài học . Quả nhiên , sắc mặt nó cau có và bực bội khi nghe lời phê bình tẻ nhạt của tôi , văng tục một tiếng rồi bỏ đi vì sợ tôi lớn hơn bọn nó . Cô bé kia nhà nghèo nên mãi mới có tiền đóng học . Và sau hôm đó , sức may mắn của tôi cao hẳn . Thi toàn 9 . Bọn trẻ con đó không những gặp những lời trừng phạt của sự xui xẻo mà điểm số thì lại giảm hẳn so với lúc bình thường . 

=> Đó là một lời khen từ cuộc sống dành cho em . "Ở hiền gặp lành lành " là một câu ca dao chỉ có thể nhìn thấy chúng với con mắt yêu thương .

Bình luận (0)
Nguyễn Hoài Đức CTVVIP
3 tháng 7 2021 lúc 9:00

                                              Bài làm

        Có thể thấy được rằng chính trong kho tàng ca dao tục ngữ có nhiều câu nói đến quan hệ nhân – quả như chính là “Gieo gió gặt bão”, “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”… để nhằm giáo dục, khuyên nhủ mọi người hãy sống sao cho tốt đẹp; đồng thời cũng cảnh cáo những kẻ ích kỉ, độc ác, chỉ biết lợi mình, hại người. Và những câu nói này dường như cũng gây biết bao những ý kiến trái chiều.

           “Ở hiền gặp lành” câu nói có nghĩa là ta đối xử tử tế, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác một cách hết lòng, không vụ lợi… và khi được như vậy thì trước sau gì những điều tốt đẹp cũng sẽ đến với ta. Và chúng ta cũng không nên hiểu đơn giản rằng làm ơn cho ai thì người đó sẽ trả ơn mình một cách sòng phẳng, theo kiểu thực dụng. Thực tế cuộc sống cũng đã chứng minh cho thấy nhiều người ở hiền đã gặp lành. Ông bà, cha mẹ sống tử tế, nhân hậu thì chắc chắn rằng con cái của họ cũng được hưởng phúc. Phúc ở đây ta cũng phải hiểu sao cho rõ ràng, nó dường như không phải là những lợi ích vật chất do người khác đem lại, mình chỉ việc ngồi hưởng thụ mà phúc là những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội hiện nay. Chúng ta có thể hiểu “lành” trong câu nói chính là những may mắn, những sự hạnh phúc viên mãn đến với cuộc sống của những người “ở hiền”.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Hoàng Thị Khánh Quyên
Xem chi tiết
Bùi Thị Thanh Hường
Xem chi tiết
Ngocc :33
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Vy
Xem chi tiết
Luna Milk
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Cao Tùng Lâm
Xem chi tiết