Câu 8: Từ “sợ” được lặp lại nhiều lần trong các câu văn sau: “Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già” có tác dụng gì?
A. Lặp đi lặp lại từ “sợ”, tạo nhịp điệu cho câu văn.
B. Nhấn mạnh đến nỗi sợ khi phải xa mẹ của bé Út và tạo sự liên kết cho câu văn.
C. Khắc hoạ sinh động hơn nỗi sợ của bé Út.
D. Nhấn mạnh sự sợ hãi và giải thích lí do vì sao bé Út không muốn rời khỏi mẹ.
Thời điểm buổi trưa thường gắn với những kỉ niệm tuổi thơ của mỗi người. Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 câu kể lại một kỉ niệm mà em ấn tượng nhất về buổi trưa tuổi thơ của mình. Trong đoạn có sử dụng một câu cầu khiến.
Mỗi lần có dịp đứng lên cầu Long Biên , tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía , nương dâu , bãi ngô , vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt . Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thươngvà yên tĩnh trong tâm hồn . Khi chiều xuống , nhìn về phía Hà Nội , thấy những ánh đèn mọc lên như sao sa , gợi bao quyến rũ và khát khao .
a, xác định thành phần chính của câu in đậm
b, viết lại câu in đậm cho đầy đủ
CHO ĐỀ BÀI NHƯ SAU:
1) Kể 1 câu chuyện em thích bằng lời văn của mình
2) Kể chuyện về 1 người bn tốt
3) Kỉ niệm ngày thơ ấu
CHỌN 1 TRONG 3 ĐỀ SAU ĐỂ LẬP DÀN Ý VÀ VIẾT LẠI THÀNH 1 BÀI VĂN HOÀN CHỈNH
Cho đoạn văn sau:
"Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. [...] Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai mẹ tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm dẫn đi trên con đường dài và hẹp"."
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?
2. Đoạn văn trên trích dẫn câu văn trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?
3. Viết một bài văn ngắn kể lại kỉ niệm nhân buổi tựu trường của em. (trong đó có sử dụng câu cảm thán và câu trần thuật).
AI nhanh MK tick ( NHƯNG phải ĐÚNG )
Hãy kể một câu chuyện có liên quan đến những kỉ niệm thời thơ ấu
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.”
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
2. Nội dung của đoạn văn là gì?
3. Hãy chỉ ra câu văn có hình ảnh so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây?
4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì?
Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.
(2) Kể chuyện về một người bạn tôt.
(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu.
(4) Ngày sinh nhật của em
(5) Quê em đối mới
(6) Em đã lớn rồi.
Câu hỏi:
a)Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
b)Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?
c) Từ trọng tâm trong mỗi từ trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nôi bật điều gì?
d)Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?