Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá để miêu tả cây dừa. Dưới con mắt nhà thơ, cây dừa đã được đặt vào một vị trí mới với hành động tựa như con người, nhìn cây dừa xanh trong vườn, nhà thơ tưởng như dừa đang “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”, cây dừa được hoà với thiên nhiên gió, trăng tạo nên một khung cảnh hài, hoà nên thơ.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Thân dừa được tác giả vẽ lên với màu sắc do thời gian, cho ta thấy sức sống trường tồn, mãnh liệt của cây dừa với hình ảnh “Thân dừa bạc phếch tháng năm” nhưng “Lá dừa vẫn xanh toả nhiều tàu”. Dừa vẫn kết nhiều như “đàn lợn con”. Tác giả đã thật tinh tế khi sử dụng nghệ thuật so sánh hóm hỉnh, độc đáo quả dừa như đàn lợn con, tạo nên hình ảnh quả dừa thật đẹp mắt và đáng yêu.
Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
Trên bầu trời đêm hè đầy sao, hoa dừa được tác giả miêu tả hoà cùng ánh sao toả sáng lung linh, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng. Một lần nữa bằng sự tưởng tượng tinh tế “tàu dừa” được Trần Đăng Khoa so sánh như “chiếc lược chải vào mây xanh”, tạo nên một cảm giác mượt mà êm ả.
Đang say sưa miêu tả cây dừa bằng các biện pháp nghệ thuật tu từ tinh tế, như đột nhiên Khoa nhớ đến cái ngọt mát, trong lành của nước dừa. Bằng câu hỏi tu từ:
Ai mang nước ngọt nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Khoa cho ta thấy, cây dừa không chỉ gắn bó hoà quyện với thiên nhiên, tạo nên một khung cảnh hài hoà nên thơ mà cây dừa còn đem lại cho cuộc sống con người những giây phút tuyệt vời khi được thưởng thức vị ngọt của nước dừa. Không chỉ dừng lại ở đây bằng nghệ thuật nhân hoá, cây dừa của Trần Đăng Khoa còn làm dịu bớt đi cái nắng gay gắt, oi ả của trưa hè:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
Với động từ “gọi”, “múa reo”, cây dừa của Trần Đăng Khoa trở nên có hồn, tạo nên những ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Giữa trời trong, với đàn cò, tiếng dừa rì rào như hoà nhịp cùng cánh cò vỗ trên trời xanh:
Trời xanh đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
Câu thơ vừa có màu sắc của “trời trong”, vừa có âm thanh “rì rào” của không gian, đàn cò trắng nổi giữa trời trong đang vỗ cánh, đang đánh nhịp “bay vào bay ra”. Khi đọc các câu thơ, ta thấy hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh cây dừa đang hoà với thiên nhiên, với lối suy nghĩ, tưởng tượng của tác giả tạo nên sự hút của bài thơ ngay từ đoạn đầu.
Khép lại bài thơ, tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê:
Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
Qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.
P/s : cái này là đoạn nhưng do có khổ thơ nên phải cách dòng Hok tốt#