Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
dam thi thanh hoa

viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về cái chết của lão hạc(bằng đoạn văn tổng phân hợp)

minhduc
11 tháng 10 2017 lúc 20:47

Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

suy-nghi-ve-cai-chet-cua-lao-hac

Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc – văn lớp 8

Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.

Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy con chó đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.

Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.

Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.

Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.

Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.

Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.

Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.

Nguyễn Lê Thành Vinh Thi...
11 tháng 10 2017 lúc 20:48

não hạc ản bả chó nên chết vì muốn đi chung lên bàn thờ,đi du lịch 5 châu 4 bể với ông bà tổ tiên,ăn chuối xanh,uống nước lã,ngắm gà khỏa thân ngậm hoa hồng

๖ACE✪Hoàngミ★Việtツ
11 tháng 10 2017 lúc 20:49

Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.

Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.

Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.

Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy con chó đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.

Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.

Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.

Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.

Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.

Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.

Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.


 

OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
11 tháng 10 2017 lúc 21:28

            Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc.(1) Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã  “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử.(2) Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng.(3) Lão chết vật vã, quằn quại trong đau đớn để chuộc tội với cậu Vàng: “vật vã ở trên giường,đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc…chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên”.(4)Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống mòn lay lắt, héo úa(5). Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm.(6)Lão chết để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt,vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy(7). Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy(8).Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch.(9) Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh vá số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,…(10)Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghèo vào cuộc sống tăm tối, tàn tệ(11). Quả thực, cái chết của lão Hạc góp phần làm nên thành công về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.(12)

Bùi Đức Anh
12 tháng 10 2017 lúc 14:59

Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc.(1) Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã  “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử.(2) Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng.(3) Lão chết vật vã, quằn quại trong đau đớn để chuộc tội với cậu Vàng: “vật vã ở trên giường,đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc…chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên”.(4)Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống mòn lay lắt, héo úa(5). Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm.(6)Lão chết để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt,vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy(7). Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy(8).Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch.(9) Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh vá số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,…(10)Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghèo vào cuộc sống tăm tối, tàn tệ(11). Quả thực, cái chết của lão Hạc góp phần làm nên thành công về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.(12)


Các câu hỏi tương tự
Đào La Tôn Tử
Xem chi tiết
đỗ mỹ duyên
Xem chi tiết
trịnh minh anh
Xem chi tiết
Khôi Đàm
Xem chi tiết
린 린
Xem chi tiết
thằng danh con
Xem chi tiết
thằng danh con
Xem chi tiết
thằng danh con
Xem chi tiết
Huynh My
Xem chi tiết