Tham khảo:
https://diendan.hocmai.vn/threads/cam-nghi-cua-em-ve-nhan-vat-ba-co-trong-doan-trich-trong-long-me.813315/
Tham Khảo :
Những hủ tục cay nghiệt đã đày đọa người phụ nữ xưa rất cực khổ, trong đó có mẹ bé Hồng. Sau nỗi đau cha mất, mẹ đi tha hương cầu thực sau khi mang tiếng là góa chồng, bé Hồng phải sống với người cô, chịu sự khinh bỉ, miệt thị của họ hàng. Người cô không ngần ngại reo rắc lên đầu đứa cháu ngây thơ những điều dối trá, độc ác nhằm chia rẽ tình cảm của hai mẹ con. Bé Hồng luôn phải chịu đựng những lời lẽ cay nghiệt của bà cô, chỉ biết cúi gầm mặt, chối bỏ điều dối trá ấy. Những câu hỏi về mẹ bé Hồng chỉ làm bà cô hả dạ với những giọt nước mắt của đứa cháu tội nghiệp, coi việc làm độc ác đấy như thú vui của mình. Đáng lẽ ra, người cô ấy phải yêu thương, cưng chiều, là người mẹ thứ hai luôn quan tâm Hồng thay vì mẹ Hồng không có ở đây. Những chuỗi ký ức được bé Hồng viết lên tuổi thơ đầy đau thương đã cho thấy người cô thâm độc, dã man, luôn tìm cách chọc vào nỗi đau xa mẹ ấy. Tuy còn nhỏ nhưng Hồng rất thông minh, nhận ra ý đồ của bà cô mà đặt niềm tin vào lòng mẫu tử. Và Hồng đã được đền đáp xứng đáng, mẹ đã về trong niềm vui vỡ òa của Hồng. Nếu là tôi trong hoàn cảnh đó, tôi sẽ không nhận con người ác độc ấy là cô mình, một người không xứng đáng được nghe hai chữ "cô ơi". Riêng bản thân tôi thấy thương cho Hồng vì sống trong cảnh gia đình tan vỡ, ngày ngày luôn phải nghe những câu châm chọc đến phát khóc, phải luôn giữ cho tâm trí không bị mụ mị bởi lời lẽ không tốt ấy.