LÂM TRÂM ANH

Viết đoạn văn khoảng 150 -200 chữ nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thủy Tinh 

Kirito Asuna
27 tháng 10 2021 lúc 16:10

Sơn Tinh, Thủy Tinh là hai nhân vật để lại trong em nhiều cảm xúc và suy nghĩ. Trước hết, Sơn Tinh là một người thật lòng yêu thương Mị Nương. Chàng đã dùng hết tài nghệ và tâm trí để kiếm đủ voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao làm sính lễ hỏi cưới công chúa về làm vợ. Chỉ những ai có tình yêu chân thật thì mới bỏ ra nhiều công sức như vậy! Tiếp đến, Sơn Tinh là một vị thần tài phép và trí tuệ. Khi Thủy Tinh dâng nước đánh mình, chàng đã không hề lo sợ, nao núng mà dùng phép bốc từng quả núi dựng thành bức tường thành kiên cố, ngăn dòng nước dữ làm hại đến hoa màu, thôn xóm. Nhân vật Thủy Tinh cũng có những năng lực phi thường nhưng vì tính tình nóng nảy cho nên mới luôn tìm cách trả thù, gây ra lũ lụt hàng năm, làm thiệt hại đến nhân dân. Hình ảnh Sơn Tinh chống lại và chiến thắng Thủy Tinh từ lâu đã là một biểu tượng cho hình ảnh chống lũ lụt của nhân dân ta. Dù lũ lụt có ghê gớm nhưng nhân dân ta vẫn kiên cường, bất khuất chống lại, và việc đẩy lùi thiên tai kia chỉ là vấn đề thời gian. Chính bằng sức mạnh và trí tuệ, con người đã dần chế ngự được cơn thịnh nộ của thiên nhiên, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc.

 

Khách vãng lai đã xóa

“Nhiều người cho rằng, Thủy Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân.Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng.Cơn giận lưu niên “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” của Thủy Tinh là sự phản ánh và lí giải vô cùng độc đáo, tài tình hiện tượng bão lụt hàng năm (mang tính chu kì) của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người.Chi tiết Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiều Sơn Tịnh cũng dâng núi Tản Viền cao lên bấy nhiều thật nên thơ và độc đáo. Đó là ước mơ nhưng đồng thời cũng có nhiều tính hiện thực. Bởi vi trừ nạn hồng thủy ra, không có trận lụt nào có thể dâng nước lên cao hơn núi Ba Vì. Nếu không như vậy thì làm sao người Việt có thể tồn tại được đến ngày nay?”Để đối phó với lũ lụt, chúng ta phải thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, chuẩn bị các dụng cụ đối phó với bão khi cần thiết, xây đê,… Lũ lụt gây ra nhiều nguy hại cho con người.

Khách vãng lai đã xóa

Tham khảo nha:

  Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thuyết nổi tiếng gắn bó với tuổi thơ mỗi người. Tác phẩm đã cho thấy người anh hùng Sơn Tinh tài năng, dũng cảm đã chiến đấu chống lại sự đánh trả quyết liệt của Thủy Tinh. Sơn Tinh đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Nếu như Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh thiên nhiên hung bạo, dữ dội thì Sơn Tinh lại là đại diện sức mạnh của nhân dân, cộng đồng. Tác phẩm được bắt đầu bằng câu chuyện kén rể của vua Hùng. Nhà vua có một người con gái tên là Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, bởi vậy vua cha muốn kén cho con gái yêu của mình một người chồng thật xứng đáng cả về tài năng lẫn phẩm chất. Trong vô vàn những người đến cầu hôn, có hai chàng một người là Sơn Tinh, một người là Thủy Tinh khiến nhà vua ưng ý hơn cả. Vua Hùng đã đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem đến trước sẽ được rước Mị Nương về làm vợ. Hôm sau, Sơn Tinh mang sính lễ đến sớm, rước nàng Mị Nương về làm vợ. Thủy Tinh vô cùng tức giận, đến sau không lấy được Mị Nương, chàng đã đem quân đánh trả. Trước sự hung hãn của Thủy Tinh, để bảo vệ vợ yêu, bảo vệ người dân, Sơn Tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng nước lũ. Trận chiến kéo dài hàng tháng trời, sau Thủy Tinh đuối sức đành phải bỏ về. Nhưng hàng năm Thủy Tinh vẫn quay lại báo thù Sơn Tinh. Với việc xây dựng nhân vật Sơn Tinh nhân dân ta đã thể hiện truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Ngoài ra, Thủy Tinh chỉ nhận lại sự thất bại trong cuộc chiến với Sơn Tinh đã phản ánh ước mơ, khát vọng chiến thắng thiên tai, bão lũ của nhân dân ta. Cùng với đó là việc xây dựng cốt truyện kịch tính, sự kiện sinh động đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm. Qua truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, đặc biệt là qua nhân vật Sơn Tinh các tác giả dân gian đã gửi gắm niềm mơ ước, khát vọng chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta. Sơn Tinh là một hình tượng đẹp đẽ trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, truyền thuyết cũng để lại cho ta bài học đáng suy ngẫm về mẹ thiên nhiên. Mỗi người chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để hạn chế bão lũ cũng như có biện pháp phòng chống bão lũ phù hợp để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chúng ta.

HT

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
LÂM TRÂM ANH
Xem chi tiết
LÂM TRÂM ANH
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Tường Anh
Xem chi tiết
nhóm hacker mũ trắng
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Phương
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Tuấn
Xem chi tiết