Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
5-Chu Quốc Cường-7C

gianroiviết đoạn văn diễn dịch khoảng 20 dòng trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn nghị luận về tác hại của lũ lụt

Đỗ Tuệ Lâm
23 tháng 7 2022 lúc 14:18

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận:

Vd: Dẫn từ thời tiết thiên nhiên, một trận bão lũ,..v..v..

Thân đoạn:

Giải thích:

Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất.

Kèm theo đó là mưa, giông bão.

Nguyên nhân có lũ lụt:

Có thể do thiên nhiên, triều cường, mưa lớn kéo dài và bên cạnh đó là sự tác động không nhỏ của người dân.

Tác hại:

Luận: Lũ làm cho người dân mất nhà, mất cửa.

Dẫn chứng: Nói về các người dân miền Trung.

Lũ gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại.

Dẫn chứng: giao thông ngoài đường khi có lũ

Lũ làm cho cống ngập từ đó có rất nhiều rác được đưa ra đường.

Dẫn chứng: Ở Sài Gòn, Bình Dương cứ mùa lũ thì....

Lũ càn quét gây thiệt hại về sinh mạng con người.

Bàn luận, phân tích:

Lũ kéo tới gây ra rất nhiều việc không may, đó không phải chỉ do thiên nhiên mà bên cạnh đó còn có phần trách nhiệm từ con người.

Chúng ta cần bảo vệ thiên nhiên, hạn chế tình trạng chặt phá cây rừng trái phép dẫn đến đồi bị sói mòn, dễ gây nên tình trạng ngập lụt hay sạt lở đất mỗi khi mùa mưa bão đến.

Giải pháp: 

Tránh xa các nơi bị ngập lụt.

Không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết,..v..

Kết luận, nhận xét:

Như vậy, bảo vệ thiên nhiên cũng chính là bảo vệ mạng sống của chúng ta.

Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại vấn đề và đưa lời khuyên, thông điệp đến mọi người qua đoạn văn này.

•₤ą๓ ŦųуếϮ Ɣ[Ƥεї]
23 tháng 7 2022 lúc 14:13

Tham khảo nha :

Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Katrina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy. Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pô Dây đồng. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy. Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men.Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp. Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi. Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt? nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh “tan đàn xẻ nghé”. Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì. Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào.

YunTae
23 tháng 7 2022 lúc 14:16

Tham khảo : 

Lũ lụt là một trong những thảm họa nguy hiểm nhất trên thế giới. Thiệt hại mà nó gây ra không chỉ là tài sản mà còn con người. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt, đặc biệt là miền trung Việt Nam. Lũ lụt phá hủy đất đai, ruộng lúa, nhà cửa, làm hư hại các cơ sở vật chất vùng trung lưu. Mọi người mất nhà và thậm chí cả mạng sống do lũ lụt. Người dân rơi vào cảnh khốn cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt ở vùng lũ không di chuyển được : Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Em hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ có một giải pháp hiệu quả hơn và người dân địa phương ở khu vực miền Trung sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

in đậm là câu trần thuật đơn nhé 


Các câu hỏi tương tự
Vy Khuc Nhat
Xem chi tiết
Phương anh
Xem chi tiết
Phan Thị Thủy
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Anh
Xem chi tiết
Ngô Thanh Mai
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Khánh Linh
Xem chi tiết
Thế Hiếu Nguyễn
Xem chi tiết
hưng
Xem chi tiết
Ly Hương
Xem chi tiết