Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lê khương bảo ngọc

Viết cảm nhận của em về câu :

         *Công cha nghĩa mẹ ơn thầy

   Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu*

•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
3 tháng 3 2020 lúc 19:20

Trong bản sắc văn hóa của dân tộc ta, có biết bao những nét đẹp truyền thống mà chỉ có thời gian mới làm sáng lên giá trị nhân văn của tinh hoa văn hóa được chắt lọc suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Theo lời dạy của ông cha ta "Ôn cố tri tân" tức là ôn xưa để hiểu nay. Nhân dịp đầu năm xin có vài dòng suy ngẫm về một đạo lý của tổ tiên ta "Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy".

Cụm từ thật đơn giản, nhưng càng đọc, càng tỉnh tâm suy ngẫm, ta càng cảm nhận được một ý nghĩa sâu xa về một đạo đức làm người được đúc kết từ xa xưa tổ tiên mình. Có thể thấy cụm từ "Công cha", "Ơn thầy" tựa hai đầu của chiếc đòn gánh cho mỗi đời người. Điểm trung gian của chiếc đòn gánh ấy chính là cụm từ "Nghĩa mẹ".

Trước hết, con phải "biết ơn cha", vì có công ch

a lao khổ nuôi dạy mới nên người. Đồng thời con phải ghi nhớ "nghĩa mẹ", vì nhờ có mẹ thường xuyên đùm bọc, chăm bẳm, thương yêu mới trưởng thành. Nhưng con người chỉ có sự tự tin vào cuộc đời, vào con đường thành công của sự nghiệp khi có sự dạy bảo của người thầy giáo, vì trong các quan hệ xã hội thì người thầy giáo là người giúp cho ta có được vốn tri thức toàn diện để làm người. Người xưa đã dạy: Học để có được chữ "nhân", học để làm người, học để hiểu cuộc đời mà đối nhân xử thế - "Nhân bất học bất tri lý". Cụm từ "nghĩa mẹ" phản ánh tình cảm ruột rà máu thịt, không thể dứt bỏ, khó bày tỏ được giữa mẹ và con. Từ "nghĩa" trong từ điển tiếng việt là dạng tình cảm đặc biệt, rất sâu nặng của con người. Tình cảm đó càng cảm nhận được bằng nỗi đau lìa cành, rách lá:

Chiều chiều ra đứng hiên sauNgóng về quê mẹ ruột đau chín chiều.Nói về công ơn cha mẹ, ca dao có câu:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Núi Thái Sơn - một ngọn núi cao nhất đã đi vào huyền thoại của người Trung Hoa. Người cha có thể sẵn sàng chịu mọi khổ cực nhằm mục đích mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời của mỗi người con. Nỗi vất vả, cực nhọc của người làm cha được ví như núi đá "Thái Sơn". Núi đá "Thái Sơn" là biểu tượng cho sự trường tồn muôn thuở về sự nhọc nhằn của phận làm cha. Đó là sự vĩnh hằng, vĩ đại về công sức của người cha đối với con.

Mỗi con người đều phải trải qua bổn phận làm con, nhờ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ mới nên người. Nhưng muốn thành danh trên cuộc đời thì nhất thiết phải cần đến sự dạy bảo của người thầy giáo - "Không thầy đố mày làm nên", "Nhất tự vi sư bán tự vi sư".

Từ "thầy giáo" ở đây theo quan niệm của thuở xa xưa không những là người thầy trên trường lớp, mà còn là những người cao tuổi đứng ở ngôi trưởng lão, những người già, những thợ cả dẫn dắt cộng đồng bằng những kinh nghiệm trong cuộc sống, hiểu được những hiện tượng thiên nhiên thay đổi v.v...

Sự truyền đạt kinh nghiệm thông qua nhiều con đường: Do mỗi người tự chắt lọc trong cuộc sống, do được người đời chỉ dẫn hoặc được học qua trường lớp. Những người muốn thành đạt trong cuộc sống, nhất thiết phải trải qua quá trình "tầm sư học đạo". Hoàng đế Quang Trung khi đã lên ngôi mà vẫn một tuần dành ra một buổi để nghe một viên quan giỏi sử sách phụ đạo về lịch sử nước Tàu và lịch sử nước Việt, đặc biệt vị Hoàng đế áo vải này rất biết trọng dụng người tài. Trong lần kéo đại binh ra Bắc dẹp giặc, vua đã ghé vào vấn an bậc đại trí sĩ Nguyễn Thiếp, mặc dù ông này không mấy mặn mà với triều đại Tây Sơn. Ở Việt Nam, có không ít những tấm gương biết trọng đạo lý "Kính thầy". Chu Văn An - người thầy giàu trí tuệ và lòng nhân ái được cả nước tôn vinh, khi qua đời được đưa vào thờ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội.

Thời gian trôi qua nhanh, ch

a mẹ nuôi con không quản nhọc nhằn, thầy giáo dạy bảo học trò không quản khó khăn. Thầy giáo là người cha, là người mẹ thứ hai có công khai trí cho lớp lớp người kế tiếp nhau. Mỗi dịp xuân về, dân gian ta có tục lệ ơn thầy, ơn cha mẹ:

"Mồng một tết chaMồng ba tết thầy".

Tết thầy không cầu kỳ, rất đơn giản - chỉ đôi bánh chưng xanh, tượng trưng cho trời đất và sự sống; với trầu tượng trưng cho chất men và sắc màu của cuộc đời giàu ân nghĩa. Trò đến tết thầy cũng là dịp đầu năm chúc thầy trường thọ dạy bảo nên người. Mỗi con người, mỗi cuộc đời đều phải chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, quy luật xã hội nhưng khi trở thành người hữu ích hoặc may mắn đều cảm nhận được đạo lý "Công cha - nghĩa mẹ - ơn thầy" bằng chính sự trải nghiệm của riêng mình.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Yuii
Xem chi tiết
Yuii
Xem chi tiết
akari
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Phạm Khánh Huyền
Xem chi tiết
Ngô Khánh Lê
Xem chi tiết
lê thị kim ngân
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Hà My
Xem chi tiết
Nguyễn thị huỳnh vy
Xem chi tiết