Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kii
Viêt bài thơ phân tích 6 câu thơ (khổ 2) bài Quê hương của Tế Hanh ..
Hoàng Giáng My Nguyễn
30 tháng 1 2023 lúc 18:42

2 khổ thơ đầu: 

          Tế Hanh có mặt trong phong trào thơ mới chặng cuối vs những vần thơ trĩu nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết.Có thể nói,quê hương chính là nguồn cảm hứng dồi dào,mãnh liệt nhất,chảy dọc thơ ông không bao giờ cạn.Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất nguồn cảm hứng ấy,bộc lỗ mạnh mẽ nhất tình yêu quê hương của tác giả chính là bài thơ "Quê hương".Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quê hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đầu bài là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.
     Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quên hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đặc biệt là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.Trong hình ảnh xa quê,nhà thơ nhớ da diết,khôn nguôi cảnh đoàn thuyền quê mình ra khơi đánh cá.Trước hết tình yêu quê hương của tác giả đã được thể hiện gián tiếp qua cách nhà thơ giới thiệu về quê hương của mình trong 2 câu thơ mở đầu bài thơ:
                                      "Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
                                    Nước bao vây ,cách biển nửa ngày sông."
        Hai câu thơ đầu là một lời giới thiệu thật ngắn gọn nhưng cũng thật đầy đủ về quê hương của mình từ không gian sinh sống đến công việc thường ngày. “Làng tôi” – một cách gọi quen thuộc nhưng đầy thân tình. Chỉ một cách gọi như vậy thôi nhưng cũng chan chứa biết bao nhiêu tình cảm thật sâu nặng. Sau hai tiếng “làng tôi” đó, người đọc lần lượt thấy rõ những đặc điểm của quê hương ấy.Quê hương là 1 làng chài,bốn bề sông nước"bao vây",một làng nghèo thuộc vùng duyên hải miền Trung"cách biển nửa ngày sông" Đó là một làng làm nghề đánh cá với truyền thống lâu đời.Con sông mà nhà thơ nhắc tới là sông Trà Bồng chảy qua huyện Bình Sơn ,phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi.Lời giới thiệu đó như ngân lên 1 cảm xúc tự hào,một nỗi nhớ khôn nguôi của tác giả đối vs quên hương mình.Đối vs ông thì đó cũng là 1 làng chài nghèo như bao làng khác nhưng khi xa quê tác giả lại nhớ đến đau quặn lòng va da diết.
      Trong hoàn cảnh xa quê,nhà thơ nhớ da diết cảnh đoàn thuyền quê mình ra khơi đánh cá.Sau lời giới thiệu khái quát về quê hương,tác giả đã mở ra trước mắt người đọc hình ảnh đoàn thuyền ra khơi trong 1 khung cảnh thật đẹp.
                                  Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng
   Một buổi lao động của dân chài nơi đây bắt đầu bằng 1 buổi sớm mai,trong 1 không gian khoáng đại,trong lành,yên ả vs bầu trời cao rộng trong xanh.Không gian lí tưởng vs trời yên biển lặng chính là niềm mong ước bao đời của người dân chài lưới quê ông khi ra khơi.Đây quả là 1 khung cảnh đẹp,một không gian cao rộng,một buổi ra khơi lí tưởng báo hiệu 1 ngày ra khơi đầy hứa hẹn.Trong khung cảnh đó hiện lên hỉnh ảnh những chàng trai khỏe khoắn,mạnh mẽ đang bơi thuyền để ra khơi đánh cá:
                                      Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
    Nổi bật giữa không gian đó chính là hình ảnh những con thuyền đang băng mình vượt lên phía trước với những bàn tay chèo lái khỏe khoắn của người dân làng chài.Trong kí ức của nhà thơ,hình ảnh con thuyền ra khơi hiện lên rất mạnh mẽ :
                                      Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
                                      Phăng mái chèo,mạnh mẽ vượt trường giang
    Bằng biện pháp so sánh con thuyền như con chiến mã và 1 loạt những động từ hăng,phăng,vượt như vẽ lên cho ta hình ảnh 1 con thuyền dũng mãnh,khỏe khoắn đang băng mình ra khơi.Phải chăng đó cũng là cái sức sông ,cái khí thế đầy tự tin ,kiễu hành của người dân làng chài nơi đây.Câu thơ giúp ta hình dung được sức sống mạnh mẽ,hùng tráng,đầy sinh lực như con tuấn mã của đoàn thuyền.Đó cũng chính là vẻ đẹp của người dân chài khỏe mạnh .
                                     Cánh buồm giương,to như mảnh hồn làng
                                     Rướn thân trăng bao la thâu góp gió..
     Hình ảnh nhân hóa cánh buồm rướn thân trắng giúp ta hình dung được cánh buồm no gió đẹp như con thiên nga giữa không trung bao la.Dường như sự nhiệt tình của con người đi chinh phúc đại dương được truyền qua cảnh vật.Cánh buồm là 1 vật hữu hình,cụ thể được so sánh với mảnh hồn làng là 1 hình ảnh vô hình,trừu tượng.Cách so sánh độc đáo,táo bạo,bất ngờ ấy làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc bỗng trở nên lớn lao.Cánh buồm trở thành linh hồn của quê hương là biểu tượng thiêng liêng của 1 vùng quê miền biển luôn in dấu trong sâu thẳm trái tim Tế Hanh trong suốt những năm xa nhà.
    Qua hình ảnh của tác giả,bức tranh quê hương hiện lên thật tươi đẹp,tràn đầy sức sống.Đó là vẻ đẹp của cuộc sống lao động đầy hứng khởi đang diễn ra hằng ngày trên miền biển.Qua bức tranh ta thấy ,ta cảm nhận được nỗi nhớ tình yêu quê hương tha thiết sâu nặng cúng như niềm tự hào về vẻ đpẹ quê hương của chính nhà thơ:Cảm xúc ấy,tính chất ấy thấm đẫm trong từng câu, từng chữ ,từng hình ảnh.
     Nét đắc sắc, nghệ thuật nổi bật nhất của bài thơ này là sự sáng tạo các hình ảnh thơ. Bài thơ cho thấy một sự quan sát tinh tế, một sự cảm nhận và miêu tả sắc sảo. Hình ảnh thơ phong phú, vừa chân thực lại vừa bay bổng và lãng mạn khiến cho cả bài thơ rất có hồn và tràn đầy thú vị.Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào cả bài thơ.
      Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động, đầy chất lãng mạn trữ tình về một làng quê miền biển, với những hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và những sinh hoạt lao động thường ngày của làng chài. Bài thơ như một lời nói hộ những tình cảm yêu quê hương đất nước của người con xa quê. 

2 khổ thơ cuối:

        Tế Hanh có mặt trong phong trào thơ mới chặng cuối vs những vần thơ trĩu nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương tha thiết.Có thể nói,quê hương chính là nguồn cảm hứng dồi dào, mãnh liệt nhất,chảy dọc thơ ông không bao giờ cạn.Một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất nguồn cảm hứng ấy,bộc lỗ mạnh mẽ nhất tình yêu quê hương của tác giả chính là bài thơ "Quê hương".Bài thơ đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của quê hương làng chài hiện lên qua tâm tưởng của đứa con xa quê,đầu bài là vẻ đẹp lúc đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi bình minh tươi sáng.
        Theo bước chuyển của đoàn thuyền,tán thưởng của nhà thơ trở về bến đỗ ồn ào ,tấp nập,nhộn nhịp của quê mình:
                                 Ngày hôm sau,ồn ào trên bến đỗ
                                Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
                               "Nhờ ơn trời biển lặng ghe đầy ghe",
                                Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
      Cảnh sinh hoạt bến đỗ khiến cho làng chài quê vốn bình lặng nay trỗi dậy 1 sức sống mới.Lời cảm tạ chân thành thổi ra từ tận đáy lòng của những người dân chài lưới.Nhờ ơn trời mà cá đầy khoang thuyền,được mùa cá bà con lang chài vui sướng,trong niềm vui ấm no,hạnh phúc và thầm thốt lên lời cảm tạ đất trời đã cho biển lặng sóng êm ,cho "cá đầy khe".Nhà thơ còn nhớ như in hình ảnh những người dân chài từ xa trở về:
                                  Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
                                  Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
   Chất mặn mòi của biển dường như đang quyện sâu thớ thịt của dân chài lưới khỏe mạnh,can trường được tôi luyện trong gió sóng đại dương,trong mưa nắng dãi đầu.Nỗi nhớ,tình yêu và niềm tự hòa của tác giả về vẻ đẹp của con người lao động chốn quê nhà.Nhớ ề quê hương tác giả không thể nào quên hình ảnh con thuyền đã gắn bó với người dân chài lưới quê ông bao đời:
                          Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
                          Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
   Bằng nghệ thuật nhân hóa,nhà thơ đã thổi linh hồn vào con thuyền,khiến cho sự vật vô tri vô giác trở nên sinh động,có linh hồn có cảm xúc.Nhà thơ như đang sống trong cảnh vật để cảm thấu được linh hồn của chúng.Đó là cảm nhận rất tinh tế và rất riêng của 1 tâm hồn sâu nặng vs quê hương,yêu quê hương tha thiết.
                             " Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
                                Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
                                Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
                                Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."
    Hai câu thơ đầu nói đến những chàng trai làng chài có"làn da ngăm rám nắng"khỏa mạnh,can trường được tôi luyện trong gió sóng đại dương,trong mưa nắng dãi đầu.Họ mang theo hương vị biển.Hai chữ "nồng thở"rất thần tình làm nổi bật nhịp sống lao động hăng say,dũng cảm của những dân chài mang tình yêu biển.hình tượng thơ mang vẻ đẹp lãng mạng.Sau 1 chuyến ra khơi vất vả trở về,nó mỏi mệt nằm im trên bến.Con thuyền là 1 biểu tượng đẹp của làng chài,của những cuộc đời trải qua bao phong sương thử thách,bạo dạn dày sóng gió.Con thuyền được nhân hóa với nhiều yêu thương,vần thơ giàu cảm xúc.
      Qua bài thơ “Quê hương”, ta thấy được cảm xúc mạnh mẽ của tác giả được thể hiện qua các hình ảnh, cách miêu tả và lời than thở của nhà thơ. Tác giả đã cảm nhận về quê hương mình không chỉ bằng những cảm giác bên ngoài mà còn bằng cả chiều sâu tâm hồn, điều đó đã góp phần bộc lộ cảm xúc trữ tình của tác giả trong bài thơ này.


Các câu hỏi tương tự
Kii
Xem chi tiết
Kii
Xem chi tiết
minh tiến
Xem chi tiết
Canh Nfuyen
Xem chi tiết
Canh Nfuyen
Xem chi tiết
Trang Thu
Xem chi tiết
Ngọc Nhi Khương
Xem chi tiết
công đốp
Xem chi tiết
Khiếu Nhi
Xem chi tiết