viết báo cáo nghiên cứu về kiến trúc xây dựng nhà ở của người việt nam hiện nay
[Ngữ Văn 11]
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm)
Đừng phiến diện
Tôi đọc báo, lướt Facebook hay thấy những so sánh quá khập khiễng của nhiều người khi dẫn chứng những điều tiến bộ ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển... và đặt vấn đề tại sao Việt Nam không làm được điều đó.
Dĩ nhiên so sánh là một trong những tiền đề để tạo sự thay đổi và phát triển, nhưng chúng ta đem so một đất nước đang phát triển không đồng đều với những quốc gia giàu có văn minh nhất nhì thế giới và thất vọng. Có đáng không?
Đôi khi, một vài người bạn, đồng nghiệp từng học ở nước ngoài về cũng hay sa vào so sánh, thất vọng, thậm chí sốc nặng vì cho rằng con người ở Việt Nam quá tồi tệ. Tôi ước gì họ kể cho tôi nghe những điều tốt đẹp ở nước bạn, thay vì không tiếc lời chỉ trích cuộc sống và con người ở quê hương mình. Tôi chỉ mong trước khi chúng ta sợ hãi hay lo lắng một vấn đề gì hệ trọng của một quốc gia thì nên cân nhắc. Chúng ta đã nhìn đa chiều, đã thử lý giải hay chưa. Và nhất là khi một trong số chúng ta là người có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội, mỗi nhận xét của chúng ta sẽ ảnh hưởng tới nhiều người.
Dường như ta dễ phán xét nhưng luôn thiếu một điều cơ bản: suy nghĩ thấu đáo. Sự thấu đáo sẽ dẫn dắt bạn đến sự bao dung, nhìn nhận vấn đề một cách nhẹ nhàng.
Nếu có một du khách than phiền với tôi họ bị giật đồ, tôi sẽ nói đó chỉ là một vài hình ảnh xấu xí mà thôi. Chúng tôi vẫn có những cơ quan trợ giúp du khách, có những bạn trẻ sẵn sàng làm hướng dẫn viên không công, cả những người dân bình thường tốt bụng dễ gần.
Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu "thấy" thôi.
(Trích Nhiều người tử tế lắm, là bạn không chịu 'thấy' thôi - Báo Tuổi trẻ.online)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Theo người viết khi phán xét người ta luôn thiếu điều cơ bản gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Anh/ chị hiểu thế nào là “phiến diện". (1,0 điểm)
Câu 4: Bài viết muốn truyền tải thông điệp gì? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết bài văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến nêu ra ở phần Đọc - hiểu: "Đời còn nhiều người tử tế, có điều bạn không chịu “thấy” thôi!
Câu 2 (5,0 điểm): Nêu cảm nhận về khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang" (Huy Cận)
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Đọc đoạn văn trích (trang 112 SGK Ngữ văn 11, tập 2) trong “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh, Hoài Chân và cho biết đoạn trích viết về vấn đề gì?
A. Ảnh hưởng của Pháp đối với các nhà thơ mới.
B. Ảnh hưởng của Mĩ đối với các nhà thơ mới.
C. Ảnh hưởng của Pháp đối với các nhà thơ trung đại.
D. Ảnh hưởng của Mĩ đối với các nhà thơ trung đại.
thuyết trình về đối ngoại của Việt Nam về vấn đề "chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người"
Báo cáo về đề tài chất liệu văn học dân gian trong truyện kiều của nguyễn du
Lập đàn ý thuyết trình về đối ngoại của Việt Nam về vấn đề "chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người" là s ạ
Loại văn bản trình bày quan điểm của tờ báo về một vấn đề thời sự quan trọng, thường đăng ở trang nhất là loại văn bản chính luận nào sau đây?
A. Tuyên ngôn
B. Tham luận
C. Xã luận
D. Bình luận thời sự.
Viết hoàn chỉnh một trong các nội dung sau ở báo cáo về “Ngôn ngữ giao tiếp trong “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)” hoàn cảnh giao tiếp của kiều và từ hải
Viết về người trí thức nghèo và người nông dân khốn cùng, Nam Cao thường trăn trở, day dứt nhất về vấn đề gì?
Khi viết bài văn bàn luận về vấn đề bạo lực học đường, không cần có ý nào trong các ý sau?
A. Khái niệm
B. Biểu hiện
C. Tác dụng
D. Nguyên nhân
E. Hậu quả