Trân Trần

Viết 1 văn bản nói về sự tích bánh chưng bánh dày

hưng phúc
30 tháng 9 2021 lúc 20:41

Tham khảo:

  Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được nguồn gốc, xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi mà không nhất thiết phải là con trưởng. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là không biết làm gì, tôi được một vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi và bánh giầy được bàn tay khéo léo của ông làm ra. Khi biết được chuyện tôi là một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng, liền đem lên lễ Trời, Đất và Tiên Vương. Ngài và các cận thần nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giầy của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.

Bình luận (0)
❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
30 tháng 9 2021 lúc 20:43

Tham khảo:

Bập bùng… Bập bùng…. Ngọn lửa bùng lên bên nồi bánh chưng. Lửa mang hơi xuân khe khẽ len vào từng con ngõ nhỏ. Lửa mang sức xuân bung nở hoa đào, hoa mai. Và ngọn lửa chờn vờn như đang khơi dậy những hồi ức, hồi ức về truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Chuyện xảy ra cũng từ rất lâu rồi. Vua Hùng Vương đời thứ sáu muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng Vua bèn gọi các con lại và nói:

 

- Mảnh đất Lạc Việt của chúng ta từ buổi đầu dựng nước đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân đã xâm lấn bờ cõi của chúng ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm, thiên hạ hưởng hạnh phúc, bình yên. Nay ta đã già rồi, không thể sống mãi trên đời. Người ta truyền ngôi phải là người nối chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa lòng ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Các lang ai cũng muốn được vua cha truyền ngôi cho nên đều cố công trèo đèo lội suối, lên rừng xuống bể để tìm của ngon vật lạ. Trong các lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất. Trước đây, mẹ chàng bị cha ghẻ lạnh nên ốm rồi qua đời. Từ khi sinh ra ở riêng, chàng chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Nhìn lại căn nhà đơn sơ, chỉ có khoai và sắn. Lang liêu lấy làm buồn lắm. Một đêm, chàng nằm ngủ mơ thấy thần nói chuyện với mình:

– Lang Liêu! Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Các thứ khác tuy ngon nhưng quý, hiếm mà người ta không làm ra được. Còn gạo trồng nhiều thì ăn được nhiều, gạo bình dị nhưng rất quý giá. Con hãy sử dụng mà làm bánh lễ Tiên vương.

Chàng tỉnh dậy mới biết được đó là giấc mơ. Chàng lấy làm mừng lắm. Lang Liêu bắt tay ngay vào làm bánh theo lời thần chỉ bảo. Chàng chọn những hạt gạo nếp thơm ngon nhất, trắng tinh, hạt nào hạt nấy mẩy và tròn để làm bánh. Lang Liêu vo gạo với nước sạch, dùng đậu xanh, thịt mỡ làm nhân. Chàng ra vườn lấy lá dong để gói bánh. Để mâm cỗ đa dạng, phong phú hơn, cùng một thứ gạo ấy chàng giã nhuyễn, đồ lên rồi nặn thành hình tròn.

 

Hôm đó, đến ngày lễ Tiên vương, trước sân cung đình, mọi người háo hức chờ đợi. Các làng lần lượt mang các món ăn vào yết kiến nhà vua. Vua cha xem qua một lượt rồi bỗng dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu và rất ngạc nhiên. Ông cho gọi Lang Liêu lên và chàng đã kể việc được thần báo mộng. Vua cha nói:

– Bánh này hình vuông, tượng trưng cho đất, ta đặt tên là bánh chưng. Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân tượng trưng cho cầm thú. Lá dong bao bọc bên ngoài thể hiện sự đoàn kết của nhân dân. Bánh còn lại hình tròn, tượng trưng cho Trời, ta đặt là bánh giầy. Hai thứ bánh này vừa giản dị vừa giàu ý nghĩa. Lang Liêu đã dâng lễ vật vừa ý ta, sẽ được ta truyền ngôi cho, có Tiên vương chứng giám.

Nói xong, vua Hùng đặt bánh lên lễ Tiên vương. Lễ xong, các vua cùng quần thần quây quần xung quanh để thưởng thức. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Lang Liêu được truyền ngôi và trở thành ông vua hiền minh.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Và cũng từ đấy, thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy đã ca ngợi các vua Hùng có công dựng nước và giải thích cho chúng ta về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy.

Bình luận (0)
кαвαиє ѕнιяσ
30 tháng 9 2021 lúc 21:28

Cứ mỗi độ tết đến xuân về là nhà nhà lại nao nức nhộn nhịp quây quần bên nồi bánh chưng, gói bánh chưng vào dịp tết đã trở thành một truyền thống gắn liền với con người Việt Nam. Dù nghèo khó, cao sang thì cứ đến dịp tết là mọi nhà đều phải có bánh chưng. Chẳng biết từ bao giờ bánh chưng đã trở thành biểu tượng của ngày tết cổ truyền Việt Nam nhưng ai ai cũng biết đến nguồn gốc ra đời của chiếc bánh này. Toàn bộ câu chuyện về chiếc bánh được lý giải gọn gàng trong sự tích "Bánh chưng bánh giày".

Câu chuyện xoay quanh một nhân vật chính đó là một chàng thanh niên tên Lang Liêu. Lang Liêu từ khi sinh ra đã cao quý hơn người thường, chàng là con trai thứ mười tám của vua, là người hiền đức, tài giỏi. Thế nhưng chuyện đời đâu có dễ dàng như con người ta thường tưởng tượng, vốn là con trai vua, là hoàng tử uy nghiêm của một nước nhưng cuộc sống của chàng lại hoàn toàn bình thường. Chàng sống một cuộc sống ảm đạm như bao người khác, chàng tham gia lao động, gắn bó với đồng rộng. Cuộc sống giản đơn vẫn cứ thế êm đềm trôi qua cho đến một ngày cha chàng, Hùng Vương đời thứ sáu đưa ra quyết định chọn người kế vị.

Đó là khi đất nước đã thái bình, đời sống nhân dân ấm no và vị vua cai trị đất nước đã già. Ông nghĩ đã đến lúc nghỉ ngơi và để lại đất nước cho người con có đức, đủ tài để phát triển đất nước phồn thịnh. Và người cha đức độ ấy đã truyền các con của mình đến thử tài, ai làm vừa ý vừa sẽ có được ngôi vị, người kế vị không nhất thiết phải là con trưởng và phải là người đủ đức, đủ tài, kế thừa được ý chí của nhà vua.

Anh em của Lang Liêu sau khi biết đề tài của nhà vua thì ai cũng ra sức sai người lên rừng xuống biển kiếm tìm của ngon vật lạ. Ai cũng muốn dâng lên thứ cao quý, đắt đỏ nhất để thể hiện thành ý của mình. Riêng Lang Liêu, vốn sống cuộc sống nghèo khổ, từ nhỏ quen với ruộng đồng nên không có của cải gì nhiều, trong nhà cũng chỉ có khoai sắn, lúa gạo, những thứ lương thực hằng ngày, và chàng nghĩ dâng lên vua những thứ như thế thì tầm thường quá.

Nhưng rồi ở hiền thì gặp lành, chàng vốn có cuộc sống khổ cực, mẹ chàng không được sự sủng ái của vua nên từ nhỏ đã phải chịu nhiều bất hạnh, thiệt thòi. Thân là hoàng tử nhưng không được sống trong cung vua, phải lao động đầy vất vả như người bình thường, không kẻ hầu người hạ. Thật vậy mọi khổ cực của chàng đã được thần linh thấu hiểu và rồi trong giấc mơ của mình, chàng đã được Thần linh hiện lên chỉ bảo cách để làm lễ vật dâng lên vua.

Thần vốn chỉ cho chàng biết về giá trị của gạo và khuyên chàng nên lấy gạo làm bánh nhưng rồi với đầu óc thông minh của mình chàng đã biết vo gạo, lấy đậu và thịt làm nhân, còn bên ngoài thì chàng lấy lá dong gói thành hình vuông, đem đi nấu chín. Chàng cũng biết cách đồ gạo nếp, giã nhuyễn và nặn thành hình tròn. Lang Liêu cũng khéo léo đặt tên cho sản phẩm của mình là bánh chưng và bánh giày. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong tượng trưng cho cầm thú, cây cỏ, lá dong bọc ngoài là sự đoàn kết, đùm bọc, chở che nhau. Và nhờ vào sự thông minh cùng với cách đặt tên ý nghĩa mà Lang Liêu đã thu hút được sự chú ý của vua.

Vào ngày dâng lễ vật ai cũng sơn hào hải vị, món ngon thập phương dâng hiến, thế nhưng của con vật lạ lại không bằng thứ bánh làm từ gạo, sản phẩm của một người con nghèo khổ nhưng lại có đức, có tài đúng ý của vua. Và thế là Lang Liêu đã dành chiến thắng, chàng xứng đáng trở thành người kế vị của cha, tương lai sẽ trở thành vị vua tài đức giúp đất nước phát triển, nhân dân no đủ.

Vậy là khi kết thúc tác phẩm "Bánh chưng bánh giày" chúng ta đã biết được về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giày. Câu chuyện còn đề cao tinh thần nhân đạo, lấy dân làm gốc, coi trọng sản phẩm của người dân lao động. Không phải thứ gì sáng chói và rực rỡ nhất cũng là thứ cao quý nhất, vậy nên ngoài trau chuốt vẻ bề ngoài thì chúng ta cũng cần phải tu dưỡng đạo đức, không ngừng học hỏi để có kiến thức và hoàn thiện bản thân mình.

Cre: https://vndoc.com

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trân Trần
Xem chi tiết
╰☆☆Y͙❐L͙I͙N͙H͙☆☆╮
Xem chi tiết
彡★ Trần Nhật Huy 彡★
Xem chi tiết
BuBu lee
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Như Hiếu
Xem chi tiết
Đỗ Hương
Xem chi tiết
Dang ngoc Quynh
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Quỳnh Anh
Xem chi tiết
★彡℘é✿ทợท彡★ 2
Xem chi tiết