Tham khảo :
Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy
Tham khảo :
Với “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã giúp người đọc cảm nhận được rõ hình ảnh một xứ Huế mộng mơ. Đồng thời, chúng ta cũng hiểu hơn về ca Huế - Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn. Nhà văn đã cho người đọc thấy sự phong phú của các làn điệu xứ Huế. Cũng như nguồn gốc của ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Cuối cùng người đọc còn cảm nhận được hình ảnh để vẽ lên khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình và nét sinh hoạt văn hoá thanh lịch, tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc của xứ Huế. “Ca Huế trên sông Hương” quả là một bài viết hấp dẫn, gợi ra trước mắt người đọc những cảm nhận sâu sắc về làn điệu ca Huế đặc trưng của mảnh đất cố đô.
Mở đoạn:
+ Dẫn dắt khái quát vào vấn đề thông qua hiện tượng đời sống, thời gian,..
vd:
=> Xã hội ngày nay càng ngày càng phát triển nhưng có lẽ vẻ đẹp của các câu dân ca, ca dao sẽ vẫn còn ở đó và không bao giờ phai mờ.
+ Với em, vẻ đẹp của làn điệu dân ca quê hương em là làn điệu mà em cảm thấy ý nghĩa nhất.
Thân đoạn:
- Đi vào phân tích, nêu suy nghĩ bằng cách làm rõ từ khóa:
vd: => Làn điệu dân ca là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, được lưu truyền trong dân gian.
+ Dân ca có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có nhạc của các dân tộc Việt Nam.
+ Do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục.
- Giới thiệu làn điệu dân ca quê mình (này bạn tham khảo mạng để làm rõ hơn nha)
+ Đưa ra cảm nhận bản thân:
vd:
=> Vẻ đẹp của làn điệu dân ca quê em như thể tâm hồn của mảnh đất nơi đây, mỗi một làn điệu là một linh hồn, một nét đẹp truyền thống của quê em.
+ Nó như gắn liền với mảnh đất này, là một phần không thể thiếu trong âm nhạc dân tộc. Có lẽ, vẻ đẹp này mang màu sắc tín nghưỡng mỗi nơi. Nó sinh ra như để gửi gắm, trao đổi tâm tư, tình cảm, tình yêu đôi lứa, hay những ước mơ, nguyện vọng của mình với thiên nhiên và thần linh qua câu hát,…
+ Làn điệu dân ca còn mang vẻ đẹp như kho tư liệu lịch sử phản ánh chân thực về đời sống sinh hoạt của người.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại vấn đề, khẳng định lại suy nghĩ bản thân.