"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.
Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao.
Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.
Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.
Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Với mỗi người con đi xa khi nhắc đến quê hương ai cũng nghẹn ngào xúc động, bởi quê hương đã gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ mà chúng ta mang theo suốt cuộc đời. Đối với tôi cũng vậy, mỗi khi được trở về quê hương, những kỉ niệm lại ùa về trong tâm trí tôi.
Những kỉ niệm của tuổi thơ trên quê hương thì nhiều lắm, nó chiếm hết tâm trí tôi. Đó là những buổi trưa hè cùng nhau đi thả trâu, khi trâu được dắt ra đồng, chúng em rủ nhau ra bờ sông Hồng tắm mát. Dòng sông trong xanh luôn thu hút chúng em vào những ngày hè oi bức. Trên dòng sông mênh mang ấy, chúng em tha hồ lặn hụp reo hò thích thú. Có lúc em thầm hỏi: “Sông ơi! Sông bắt nguồn từ đâu mà dài và đẹp đến thế?”. Sông vẫn lặng lờ, êm ả chảy. Thỉnh thoảng có những đám lục bình tím ngắt trôi theo dòng nước vô tư. Dòng sông như gắn liền với tuổi thơ của chúng em. Nó như đi vào huyết mạch của đám trẻ, bởi cứ ra khỏi nhà là chúng tôi lại ùa ra sông tắm mát.
Vào những buổi chiều tối mát mẻ trên những thửa ruộng vừa gặt xong, chúng em rủ nhau thả diều. Nào là diều cánh bướm, diều cánh tiên, diều rồng nghiêng mình chao lượn. Gió nâng cánh diều lên, diều bay bổng giữa vòm trời cao vợi. Tâm hồn em bay cùng những cánh diều.
Khi mùa đông lạnh giá đến, chúng tôi không giám xuống sông tắm nữa. Nhìn dòng nước trong xanh, dòng nước chảy hiền hòa, chúng em thèm lắm, muốn sà xuống để hòa mình vào cùng dòng sông nhưng không dứa nào có thể chịu đựng được cái lạnh cắt da cắt thịt của thời tiết, Em cùng chú đi đánh giậm, úp cá, đơm tép, móc con cua bên vệ sông. Thật là sung sướng khi nhìn những chú cá hồn nhiên kéo nhau nằm gọn trong mẻ lưới, những chú cua rập rình trước cửa hang bị em tóm cổ. Và thú vị hơn nữa ở những ngày chủ nhật được ra đồng bắt dế. Những chú dế mơn mởn, oai phong đứng trước cửa hang đã bị em bắt gọn. Trong lòng đất ấy, em nghe hơi nước thơm thơm, man mát, chúng đang rạo rực như muốn nói một điều: “Cánh đồng này đẹp lắm!”. Những lúc ấy, em thấy mình yêu quê hương hơn bao giờ hết.
Thời gian dần trôi và đi theo quy luật mà nó đã ấn đinh sẵn. Mùa đông giá lạnh cũng qua đi, nhường chỗ cho tiết trời xuân ấm áp, hoa đào hao mai nở báo hiệu tết sắp về. Chúng em lại vui với cảnh vật giao mùa, nhất là những ngày giáp tết, vui thú nào hơn được đi chợ hoa với bố, đi chợ tết cùng mẹ. Ôi! Đủ thứ hoa quả, bánh mứt với sắc màu sặc sỡ. Các gian hàng áo quần, giày dép đủ loại, kẻ mua, người bán lon xon, chật ních. Hai bên lề đường, những bức tranh lợn gà, chuột, ếch được giải tiếp nối nhau. Đây đó, một vài cụ đồ nho cặm cụi viết thơ xuân, viết những câu đối đỏ trên bức sáo. Em mãi ngắm tranh, ngắm cảnh chợ tết mà quên cả mẹ bên lề đường đang đợi.
Giờ đây gia đình em đã chuyển lên thành phố khác, không được hàng ngày hàng giờ gắn bó vợi mọi vật quê nhà, nhưng em vẫn nhớ quê đến da diết, nhớ những kỉ niệm về tuổi thơ, nhớ dòng sông xanh cho em tắm mát, nhớ những buổi thả diều trên cánh đồng mênh mông… Nhớ lắm, tự hào lắm quê hương tươi đẹp.
Mỗi chúng ta đều có một tuổi thơ để nhớ về. Tuổi thơ là nơi có biết bao nhiêu kỉ niệm tươi đẹp bên gia đình, bạn bè và mảnh đất mình lớn lên từng ngảy. Không biết khi nhớ về tuổi thơ mọi người sẽ nhớ nhất điều gì. Còn em, có lẽ em sẽ luôn nhớ mãi kỉ niệm đó, kỉ niệm mà có lẽ sau này em sẽ mang theo suốt đời.
Quê em vẫn còn nghèo lắm, chưa có đường bên tông, chỉ có đường đất. Trời nắng thì không sao nhưng khi trời mưa thì lấm bẩn và rất khó đi. Nhưng con đường này lại gắn liền với rất nhiều điều trong tuổi thơ của em. Đây cũng chính là con đường dẫn tới ngôi trường ở phía xa kia, chạy qua một cánh đồng rất lớn.
Mỗi lần trời mưa, chúng em lại xắn quần tới quá đầu gối, tay áo cũng phải xắn vì bụi đất rất bẩn. Những bạn nào đạp xe cũng không thể đi nổi qua con đường lầy lội, trơn trượt ấy được. Thế mà có nhiều bạn vẫn đánh liều đạp xe, trong đó có em nữa. Năm đó em học lớp 3, mưa như trút, mưa xói còn con đường, lớp bùn đất nhầy nhầy lội phải quá mắt cả. Cán bộ mới chủ trương đổ đất làm đường nên khi mưa chắc chắn không tránh khỏi lấm bẩn như thế này.
Hôm đó em và 3 đứa hàng xóm cùng đạp 4 cái xe, oai phong vượt qua con đường nguy hiểm này. Tưởng chừng chúng em sẽ vượt qua nhưng ai ngờ mới đạp được vài vòng thì thằng Tý ở phía trước ngã lộn xuống đường. Cái áo trắng tinh và cái quần màu xanh vừa mặc lúc sáng không biết biến thành màu gì. Đáng buồn cười nhất là cái mặt lấm lem, còn nó thì mếu. Em và hai đứa còn lại thấy thằng Tý ngã không ngậm được miệng cười.
Có lẽ vì mải cười quá nên cả ba đứa bọn em ngã cùng lúc. Lúc đấy cả 4 đứa nhìn nhau, ngơ ngác và cười rũ rượi. Không đứa nào nhận ra đứa nào vì lấm lem kinh khủng. Cái cặp của em may mắt nó té xuống ruộng nên không bị lấm bùn, chỉ ướt ở bên ngoài.
Vậy là buổi học hôm đó chúng em tới muộn 1 tiết vì phải về nhà thay quần áo. Vậy mà đứa nào cũng rất vui vẻ tươi tỉnh, dù không ai sạch sẽ. Có lẽ đây là kỉ niệm mà sau này ai nhớ lại cũng thấy buồn cười và muốn tìm lại khoảnh khắc đó. Bây giờ đường sá đã được làm bằng bê tông, nên chuyện mưa lớn cũng không thể ngập bùn như thế được.
Đã hai năm trôi qua nhưng mỗi lần 4 đứa ngồi nhớ lại ai cũng cười và thoáng trong đó nỗi buồn rười rượi. Vì có lẽ giây phút này không trở lại nữa.
rong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học. Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.
Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao.
Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.
Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.
Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
Trung thu đến,đến thật rồi,trong sự chờ mong từng ngày,từng phút của tôi.Sao mà lâu,lâu quá.Lòng tôi lâng lâng,nhẹ nhàng.Tôi hếch cái mũi hít thật sâu mùi hương cốm mới thoang thoảng.Trung thu năm này lạ lắm!Tôi không không đón trăng,đón chú Cuội ở nhà với bố mẹ mà được về quê với bà,với bao nhiêu là anh chị.
Bà bảo trăng méo rồi trăng lại tròn nhưng tôi không nghĩ vậy.Tôi thấy trăng chẳng méo cũng chẳng tròn.Trăng là quả chuối rồi biến thành quả bưởi ở trong mâm ngũ quả đấy!Trung thu ở quê không có điện sáng trưng,chẳng có đèn nhấp nháy mà chỉ có ông trăng tròn,đẹp ơi là đẹp.Trời rộng mênh mông,rộng hơn cả cái sân gạch nhà bà.Trăng lên rồi,trăng lên rồi.Tôi thấy trăng bay bay lên trời.Các bạn ở quê ùa ra kéo tôi đến xếp cỗ rằm.Kia là con cún bông trắng xóa được làm bằng tép bưởi hé miệng cười với tôi.Ôi kia nữa là ngọn tháp mía cao chót vót,bông cúc làm nụ,bỏng ngô làm hoa,nở xòe trên đỉnh.Tôi thấy mình vui quá,thấy trăng đẹp quá và bạn bè đông quá.Chợt tôi ngó quanh,nhìn lên nhìn xuống không thấy bánh nướng,bánh cá đâu cả.Trung thu ở thành phố chỉ toàn bánh nướng,bánh dẻo.Nho nữa cũng không thấy đâu cả.Tôi nhớ Trung thu năm ngoái,tôi còn đang ngắm trăng ở ti-vi,ăn những quả nho đen thẫm,ngọt lịm.Trung thu thì phải có bánh nướng chứ.Nhưng bao ngạc nhiên nghĩ ngợi bay hết đi,cô bạn hàng xóm tóc vểnh lên hai bên kéo tôi chạy quanh mâm cỗ.."Tùng dinh dinh...".Tôi thấy ai cũng cười toe toét,cả anh Hà,chị Châm của tôi ghét nhau và cũng nắm tay nhau ca hát.
Trăng lên,mâm cỗ bừng sáng lên và đẹp hơn bao giờ hết.Trăng còn treo lơ lửng ở ngọn tre giờ đã bay cao,cánh diều theo gió lượn theo trăng,tiếng sáo ở đâu nghe du dương thích thật.Lũy tre làng rì rào trong tiếng vui cười.Hương cốm thoang thoảng đâu đấy với gió ùa rào mặt tôi vừa thơm,vừa mát.Ở quê không có đèn thỏ,đèn bướm,chỉ có đèn ông sao và đèn cá chép vàng thôi.Cái gì cũng mới,cũng lạ.Những chiếc đèn đưa lên,đưa xuống,chao chao liệng liệng như bay làm tôi thấy thích.Tôi cũng đánh trống tùng tùng cùng một đám trẻ con và tự nhiên tôi cũng hát vang theo tiếng hát bạn bè.
Bỗng "tùng tùng tùng.."Cả sân reo lên tiếng múa sư tử.Rồi tôi thấy cái chị buồn cái đuốc sáng chập chờn lên xuống,thấy cả đầu sư tử to,đuôi rất dài hai người cầm mới hết,múa lượn vòng quanh mâm cỗ.Trống vẫn giục giã,đuốc vẫn sáng bùng lên khi cái đầu sư tử thổi phù ra lửa.Tất cả đều vỗ tay rào rào và nhảy lên thích thú.Sư tử lại đi xa,trăng không còn như quả bưởi mà tròn hệt như:"cái mâm cỗ"của tôi.Tôi nhìn thấy chú Cuội,thấy chú đang ngồi dưới gốc cây đa vẫy tay cười như bảo tôi cùng mọi người phá cỗ.Chú Cuội hôm nay cũng vui chứ không ỉu xìu như như mọi ngày nữa.Tất cả cũng ca vang gọi chú Cuội về phá cỗ.Đèn sao được tắt đi để mình ông trăng rọi.Chưa Trung thu nào tôi vui như đêm nay.Tôi thấy trời rộng trăng tròn,thấy bao la mênh mông điều kì diệu,thấy mùi thơm của sữa ngọt ngào,thấy bè bạn chan hòa thân ái.
Trung thu ơi!Sao tôi yêu đến thế?Đồng quê ơi!Sao tôi thương đến thế?Bạn bè ơi!Tôi yêu,yêu lắm!Tôi cắn cái tai của chú cún bông mà thấy trăng trong tép bưởi.Tôi thấy thằng Quang,em tôi đang phá cái tháp mía.Nó cũng quên thành phố rồi.