1. Đọc đoạn văn sau:
Chúng tôi đang ngậm ngùi nge người đàn ông tội nghiệp nói mà chẳng biết sẽ nên khuyên nhủ ông cụ ra sao thì bất chợt thằng bé nhà tôi ở trogn nhà chạy vụt ra. Nó ôm chặt ông lão và đặt vào bàn tay run rẩy của ông 50 xu. Chúng tôi hoàn toàn ngạc nhiên chưa kịp phản ứng gì thì nó đã chạy nhanh ra khỏi phòng khách. Có lẽ nó đã núp ở đâu đó và đã nghe được câu chuyện cảm động của ông lão.
2. Viết lại các câu ghép trong đoạn văn trên. Gạch chéo (/) giữa các vế câu và gạch dưới các quan hệ từ nối các vế câu.
3. Chuyển một sô câu ghép trong đoạn văn trên thành câu đơn nếu có thể được.
Hai bệnh nhân trong bệnh viện
Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.
Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau di dạo mát quanh hồ.
Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.
Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn.
Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:
- Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi!
-câu hỏi 1: Vì sao qua lời miêu tả của bạn, người bệnh nằm giường phía trong thường nhắm hai mắt lại và cảm thấy rất vui?
-câu hỏi 2: Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý?
GIÚP MIK VỚI NHA MIK CẢM ƠN MIK SẼ TẶNG CÁC BẠN GIÚP MIK 1 K
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ : "Tại sao mình lại không được hát ? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao ?". Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
“Cháu hát hay quá !”. Một giọng nói vang lên : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ". Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.
Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn : "Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá !". Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.
Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
"Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay." — Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe ?
(Hoàng Phương)
(Hoàng Phương)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên ?
a. Vì cô không có quần áo đẹp.
b. Vì cô không có ai chơi cùng.
c. Vì cô bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.
Câu 2. Cuối cùng trong công viên cô bé đã làm gì ?
a. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca.
b. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả.
c. Ngồi trò chuyện với cụ già.
Câu 3. Cụ già đã nói gì và làm gì ?
a. Cụ nói : “Cháu hát hay quá ! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.”
b. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn.
c. Trong nhiều năm, cụ vẫn đến công viên ngồi chăm chú lắng nghe cô bé hát.
Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì ?
a. Cụ già đã qua đời.
b. Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại là một người bị điếc, không có khả năng nghe.
c. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
5. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện ?
a. Là một người kiên nhẫn.
b. Là một con người hiền hậu.
c. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác .
có một ông đi mua nồi cơm.Khi mua ông thấy nồi ghi 1,5,0,9.ông mắng người bán hàng.Hỏi vì sao?
1. Hai cô gái trong bữa ăn đều gọi 2 tách trà đá. Một trong hai cô gái uống rất nhanh, uống tới vài cốc liền. Cô gái còn lại chỉ uống một cốc trà duy nhất. Cuối cùng, cô gái uống mỗi một tách trà đã bị chết. Cảnh sát đã tìm thấy trong nước trà có độc. Vậy tại sao cô gái uống nhiều trà hơn vẫn sống?
(Ảnh: Internet)
2. Có một người đàn ông giàu có sống một mình trong một căn biệt thự. Bởi vì cơ thể ông bị khuyết tật, do đó ông luôn luôn gửi đường bưu điện đặt hàng tất cả mọi thứ. Đến ngày thứ năm người đưa thư tới căn biệt thự thì thấy cửa chính đang mở và xác người đàn ông với máu khô trên người nằm bên bể bơi. Sau khi cảnh sát đến hiện trường, anh ta mô tả lại sự việc lúc đó. Cảnh sát tìm thấy trong hành lang chỉ có hai chai sữa, tờ báo ra hôm thứ hai, một danh mục các thương phẩm, một số tờ rơi, và còn có một bức thư chưa mở. Cảnh sát đã biết được sự thật. Vậy sự thật đó là gì?
3. Một người đàn ông sau khi bị chết, cảnh sát tìm thấy trong một tay của anh ta đang cầm một khẩu súng, tay còn lại cầm một máy ghi âm. Cảnh sát đã nhấn ngay nút “bật” để nghe lời ghi âm tại chỗ và nghe thấy một giọng đàn ông nói: “Tôi sống không có ý nghĩa gì nữa, không muốn sống tiếp nữa.” Sau đó là một tiếng súng vang lên. Sau khi nghe xong, cảnh sát biết rằng người đàn ông này tử vong không phải là do tự tử, mà là bị ám sát. Vậy làm thế nào mà họ biết?
4. Một thám tử đang điều tra các vụ buôn lậu dầu, kết quả đột nhiên mất tích. Cảnh sát đã đến nơi cuối cùng anh ta xuất hiện ở đó, và phát hiện được một mảnh giấy lưu lại đó , trên đó ghi rằng: “710 57735 34 5508 51 7718”. Hiện giờ cảnh sát đã bắt giữ 3 nghi phạm: Bill, John, Todd. Liệu bạn có thể tìm ra kẻ giết người thực sự thông qua những mật mã này không? Lưu ý, đây là vụ án ở Mỹ nên mật mã giải ra sẽ là tiếng Anh.
ĐỐ VUI BỒI DƯỠNG TRÍ TUỆ
Vì sao ông nội có thể vừa đánh răng vừa hát nhỉ?
Tìm đại từ trong đoạn trích sau, phân biệt ngôi(ngôi thứ 1, thứ 2 hay thứ 3)số(số ít hoặc nhiều)của từng đại từ tìm được
Hai người đi đường nhìn thấy 1 túi tiên lăn lóc giữa đường. Người trẻ nhặt lên và bảo:
Thượng đế gửi lộc cho tôi đấy
Còn ông già bảo:
Chúng ta cùng hưởng chứ?
Người trẻ cãi:
Không, chúng ta đâu có cùng thấy, 1 mình tôi nhặt lên thôi
Chợt họ nghe thấy có người cưỡi ngựa đuổi theo sau, quát bảo:
Đứa nào ăn cắp túi tiền?
Người trẻ sợ hãi nói:
Bác ơi không khéo vì cái của này mà chúng ta khốn mất. Ông già liền bảo:
Của bắt được là của anh chứ đâu phải của chúng ta thế thì anh khốn chứ chúng ta đâu có khốn
GIÚP MÌNH VỚI, MÌNH CẦN GẤP LẮM!!!!!
Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là Thông. Các loài rau cỏ cũng vậy, cũng chen chúc nhau, nài nỉ những cái tên thật đẹp như Quế, Dấp Cá, Tía tô, Húng,… Cho đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, có một nhành cây lá nhỏ, than gầy hớt hải chạy đến, chỉ xin tên gì cũng được. Nhành cây xin lỗi ông Trời đã đến trễ vì nó phải chăm sóc bà đang bị bệnh. Thấy lòng hiếu thảo của cây, Trời cảm động lắm nên không trách phạt nó. Nhưng ông không thể nghĩ ra được tên gì khác, cứ ngập ngừng: - Tên của con là… thì là… thì là… Nhành cây nghe vậy, mừng quá, hét toáng lên: - Ôi tôi có tên rồi! Tên tôi là Thì Là! Nó vui quá nên vội vàng cám ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe với bà. Nó đâu biết rằng chữ “thì là” không phải là tên ông Trời dự định đặt cho nó. Nó nào biết đâu rằng chữ "thì là" không phải là tên ông Trời dự định đặt cho, mà là sự ngập ngừng chưa nghĩ ra được cái tên cho nó. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây Thì Là, hay là Thìa Là.
Ghi lại nội dung chính của bài.
Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là Thông. Các loài rau cỏ cũng vậy, cũng chen chúc nhau, nài nỉ những cái tên thật đẹp như Quế, Dấp Cá, Tía tô, Húng,… Cho đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, có một nhành cây lá nhỏ, than gầy hớt hải chạy đến, chỉ xin tên gì cũng được. Nhành cây xin lỗi ông Trời đã đến trễ vì nó phải chăm sóc bà đang bị bệnh. Thấy lòng hiếu thảo của cây, Trời cảm động lắm nên không trách phạt nó. Nhưng ông không thể nghĩ ra được tên gì khác, cứ ngập ngừng: - Tên của con là… thì là… thì là… Nhành cây nghe vậy, mừng quá, hét toáng lên: - Ôi tôi có tên rồi! Tên tôi là Thì Là! Nó vui quá nên vội vàng cám ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe với bà. Nó đâu biết rằng chữ “thì là” không phải là tên ông Trời dự định đặt cho nó. Nó nào biết đâu rằng chữ "thì là" không phải là tên ông Trời dự định đặt cho, mà là sự ngập ngừng chưa nghĩ ra được cái tên cho nó. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây Thì Là, hay là Thìa Là.
Tìm và viết lại 2 tính từ trong bài