Vì sao ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho các chú thợ phụ ?
A. Vì họ đã gọi ông ta là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”.
B. Vì họ giúp ông ta mặc bộ lễ phục theo đúng thể thức quí phái.
C. Vì họ đã khen nức nở bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh.
D. Vì họ đã hầu hạ ông ta rất chu đáo.
Thái độ của ông Giuốc-đanh trước việc “đến mất tong cả tiền” để thưởng cho các chú thợ phụ như thế nào ?
A. Khong hề tiếc rẻ mà sẵn sàng cho hết để học làm sang.
B. Có tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng cho hết để được làm sang.
C. Không muốn mất tiền vì những việc đó.
D. Tức giận vì phải mất tiền thưởng cho những chú thợ phụ.
Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!”
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Cả A, B, C
Cho văn bản sau:
NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNG
Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.
Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.
Học trò của ông, từ người làm qua to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất,mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.
(Theo Phan Huy Chú)
Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.
A. 3 phần, cụ thể là:
- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An
- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.
- Phần 3 (kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.
B. 2 phần, cụ thể là:
- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng
- Phần 2 ( kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.
C. 2 phần, cụ thể là:
- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An
- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.
D. Cả A, B, C đều sai.
phản ứng của Giuốc-đanh khi đc gọi là ông lớn, cụ lớn, đức ông như thế nào? Mối quan hệ giữa các cách gọi đó.
Đọc kĩ văn bản tóm tắt sau và cho biết văn bản đó có thể giúp người đọc nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện không?
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vường và một con chó Vàng. Con trai lão quẫn chí vì không đủ tiền cưới vợ, phải bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó mà lão rất mực yêu thương, mặc dù trong lòng vô cùng buồn bã và đau xót. Lão Hạc mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp mình. Ông giáo rất buồn khi nghe được chuyện lão Hạc xin của Binh Tư một ít bả chó, nói là đánh bả con chó nhà nào đó đi qua vườn nhà lão để giết thịt. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
A. Có
B. Không
Để tóm tắt truyện Lão Hạc của Nam Cao, một bạn nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng sau đây. Hãy theo dõi để trả lời các câu hỏi từ 10 – 13:
a. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.
b. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
c. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
d. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
e. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
g. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.
h. Lão bỗng nhiên chết cái chết thật dữ dội.
i. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
k. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và Ông giáo.
Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện Lão Hạc chưa?
A. Đã đầy đủ
B. Chưa đầy đủ
Cho các nội dung sau dùng để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc:
• Lão Hạc kể với ông giáo về dự định bán chó và chuyện thằng con trai.
• Lão rất yêu thương con chó nhưng phải bán nó.
• Hôm sau lão báo cho ông Giáo việc bán chó với tâm trạng đau khổ.
• Lão gửi ông Giáo mảnh vườn và 30 đồng bạc để làm ma.
• Ông Giáo kể chuyện đó với Binh Tư và được biết lão Hạc xin bả chó nên ông Giáo đã hiểu nhầm.
• Rồi lão Hạc chết đau đớn vật vả. Không ai hiểu vì sao chỉ có ông Giáo và Binh Tư hiểu.
Các nội dung trên đã đầy đủ hay chưa?
A. Đã đầy đủ
B. Chưa đầy đủ
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Anh Mịch nhăn nhó, nói:
- (1) Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị kẻo ông ấy đánh chết. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:
- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.
- (3) Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.
- (4) Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à ?
- (5) Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con chết đói.
- (6) Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.
- (7) Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.
- (8) Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.”
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
Quan hệ giữa các nhân vật trong các cuộc hội thoại trên là quan hệ gì ?
A. Quan hệ làng xóm, láng giềng.
B. Quan hệ họ hàng.
C. Quan hệ giữa người ít tuổi với người nhiều tuổi.
D. Quan hệ giữa người có chức trách và người dân thường.