Thế kỉ X - XV, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã tạo điều kiện cho sự hoà thuận giữa nhà nước và nhân dân nhờ
A. chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp
B. đẩy mạnh sản xuất công nghiệp
C. mở rộng kinh tế đối ngoại
D. bãi bỏ các thứ thuế vô lí
Câu 21: Nguyên nhân cơ bản khiến nhà Lê đánh mất vai trò tích cực của mình trong tiến trình xây dựng đất nước?
A. Do vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực.
B. Do Mặc Đăng Dung cướp ngôi, lập ra nhà Mạc.
C. Do cuộc khởi nghĩa của nông dân chống đối nhà Lê diễn ra khắp nơi.
D. Do nhà Lê thần phục nhà Minh của Trung Quốc.
Câu 22: Sự thay thế từ nhà Lý sang nhà Trần và từ nhà Lê sơ sang nhà Mạc có điểm gì giống nhau?
A. Đó là sự bất lực của triều đại trước
B. Đó là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật
C. Đó là sự thay thế bằng vũ lực
D. Đều do sự tranh giành của các thế lực phong kiến.
Câu 23: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc giữ nước của danh tướng nào dưới thời Trần?
A.Trần Thủ Độ.
B.Trần Bình Trọng.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Quốc Toản.
Câu 24: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào?
A. Chí Linh (1424)
B. Diễn Châu (1425)
C. Tốt Động – Chúc Động (1426).
D. Chi Lăng – Xương Giang (1427) .
Câu 25: Chiến thắng mãi mãi ghi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên là
A. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
B. Chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.
C. Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
D. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang năm 1427.
Câu 26: “ Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu Thần trước đã ”, là câu nói của ai ?
A. Trần Hưng Đạo .
B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Quốc Toản.
D. Trần Quang Khải.
Câu 27: Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần chủ yếu nào để bàn kế đánh giặc?
A.các vương hầu quý tộc.
B. các bậc phụ lão có uy tín.
C. đại biểu của các tầng lớp nhân dân.
D. Nội bộ tướng lĩnh nhà Trần.
Câu 28: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?
A. Thế giặc mạnh.
B. Nhà Hồ không có tướng tài giỏi.
C. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân.
D. Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
Câu 29: Đầu thế kỉ XV, nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của quân xâm lược nào?
A. Nhà Thanh.
B. Nhà Minh.
C. Nhà Tống.
D. Nhà Nguyên.
Câu 30: Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chính thức nổ ra vào năm nào? ở đâu?
A. Năm 1417, núi Lam Sơn - Thanh Hoá
B. Năm 1418, ở núi Chí Linh - Nghệ An
C. Năm 1418, ở núi Lam Sơn - Thanh Hoá
D. năm 1418, ở núi Lam Sơn - Hà Tĩnh
Câu 31: Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong khoảng thời gian nào dưới đây?
A. 1418 - 1428
B. 1418 - 1427
C. 1418 - 1429
D. 1417 - 1428
Câu 32: Nguyên nhân cơ bản nào đã giúp nhà Trần đã đánh bại được hoàn toàn ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên hung bạo?
A, Nhà Trần có vũ khí tốt,
B, Nhà Trần có quân đội mạnh
C, Các vua Trần đã huy động được sức mạnh của toàn dân
D, Được sự giúp đỡ của các nước bên ngoài
Giữa lúc nhà Mạc đang phải đối phó với các cuộc nổi dậy ở trong nước, ai là người đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê?
A. Nguyễn Kim
B. Nguyễn Hoàng
C. Trịnh Kiểm
D. Nguyễn Phúc Ánh
Giữa lúc nhà mạc đang phải đối phó với các cuộc nổi dậy ở trong nước, ai là người đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều lê?
A. Nguyễn kim
B. Nguyễn Hoàng
C. Trịnh kiểm
D. Nguyễn Phúc Anh
Cho các sự kiện:
1. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.
2. Ngô Quyền mất. Dương Tam Kha chiếm ngôi vương.
3. Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
4. Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở cổ Loa.
Hãy sắp xếp các Sự kiện trên theo trình tự thời gian
A. 3, 1, 2, 4
B. 2, 3, 4, 1
C. 4, 1, 2, 3
D. 4, 2, 1, 3
Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Ngô Quyền xưng vương đối với lịch sử dân tộc là
A. Mở đầu cho một vương triều mới trong lịch sử Việt Nam.
B. Mở đầu thời kì phong kiến ở Việt Nam.
C. Kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, đưa Việt Nam bước sang thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.
D. Ngô Quyền lên ngôi vua của đất nước Việt Nam.
Dựa vào đoạn dữ liệu sau để trả lời câu hỏi:
“Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận cửu chân Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, đủ biết hình thế đất Việt ta đủ dựng cơ nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng đàn bà ư? Ôi có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy”.
(Ngô Sĩ Liên (2004), Đại Việt Sử kí toàn thư, tập 1, NXB Văn hóa thông tin)
A. Đế
B. Vương
C. Tiết độ sứ
D. Vua.
Triều nhà Đinh trong lịch sử nước ta được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Trong khoảng thời gian từ năm 939 - 944
B. Trong khoảng thời gian từ năm 968 - 979
C. Trong khoảng thời gian từ năm 967 - 979
D. Trong khoảng thời gian từ năm 968 - 1001
So sánh bộ máy nhà nước thời Lê với bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê