* Ấn Độ phải tiến hành “Cách mạng xanh” vì:
- Dân số đông và tăng nhanh.
- Hạn hán, mất mùa.
- Trình độ khoa học kĩ thuật còn lạc hậu.
- Chiến tranh biên giới với Trung Quốc, Pa-ki-xtan.
- Nạn đói thường xuyên xảy ra.
* Nội dung của cuộc “cách mạng xanh”:
- Ưu tiên sử dụng các giống lúa mì và lúa gạo cao sản.
- Tăng cường thủy lợi hóa, hóa học hóa (phân bón, thuốc trừ sâu), cơ giới hóa (sử dụng máy cày, máy kéo, máy gặt đập liên hợp,…).
- Ban hành chính sách giá cả lương thực hợp lí.
- Ứng dụng công nghệ gen vào sản xuất nông nghiệp những năm gần đây.
* Kết quả của cuộc “cách mạng xanh”:
- Sản lượng lương thực tăng nhanh, tự túc được lương thực.
- Đầu thập niên 80 và trong những năm gần đây, luôn thuộc nhóm bốn nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
* Hạn chế của cuộc “cách mạng xanh”:
- Cuộc cách mạng này chỉ mới được tiến hành ở một số bang có điều kiện thuận lợi (các bang Pun-giáp, Ha-na-ni-a,…).
- Nhiều vùng nông thôn nghèo chưa được hưởng lợi nhiều từ phong trào này.