+ Vì vật thật cho ảnh thật nên đó là thấu kính hội tụ
+ Vì vật thật cho ảnh thật nên đó là thấu kính hội tụ
Vật phăng nhỏ AB đặt trước và song song với một màn, cách màn khoảng 100 cm. Đặt một thấu kính hội tụ giữa vật và màn, song song với vật và sao cho điểm A của vật ở trên trục chính. Ta tìm được hai vị trí của thấu kính tạo ảnh rõ nét của vật trên màn, ảnh này gấp 2,25 lần ảnh kia. Tính tiêu cự của thấu kính
A. 15 cm.
B. 40 cm.
C. 24 cm
D. 30 cm.
Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L = 72 c m . Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được hai vị trí của TK cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau l = 48 cm. Tính tiêu cự thấu kính, (phương pháp đo tiêu cự thấu kính hội tụ - phương pháp Bessel)
Một màn ảnh đặt song song với vật sáng AB và cách AB một đoạn L = 90 c m . Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f đặt trong khoảng cách giữa vật và màn sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Hai vị trí này cách nhau a = 60 c m .
a) Xác định hai vị trí của thấu kính so với vật.
b) Tính tiêu cự thấu kính.
Vật phẳng nhỏ AB đặt trước và song song với một màn, cách màn khoảng L. Đặt một thấu kính hội tụ giữa vật và màn, song song với vật sao cho điểm A của vật ở trên trục chính. Ta tìm được hai vị trí O 1 ; O 2 của thấu kính tạo ảnh rõ nét của vật trên màn, ảnh này gấp k lần ảnh kia.
Tính tiêu cự của thấu kính.
Áp dụng bằng số : L = 100 cm ; k = 2,25
Một vật sáng AB hình mũi tên đặt song song với một màn E như hình bên. Khoảng cách giữa AB và E là L = 90 cm. Giữa AB và E có một thấu kính hội tụ tiêu cự f. Tịnh tiến thấu kính dọc theo trục chính AE người ta thấy có hai vị trí của thấu kính đều cho ảnh rõ nét của AB trên màn. Biết khoảng cách giữa hai vị trí của thấu kính là a = 30 cm. Tìm tiêu cự f của thấu kính.
A. 45 cm
B. 40 cm
C. 30 cm
D. 20 cm
Đặt một vật phẳng AB song song với màn E và cách màn một khoảng L = 20 cm, sau đó xe giữa vật và màn một thấu kính hội tụ, sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với màn ảnh và đi qua đầu A của vật. Xê dịch thấu kính trong khoảng giữa vật và màn, ta thấy có một vị trí duy nhất của thấu kính tại đó có ảnh của vật hiện lên rõ nét trên màn. Tiêu cự của thấu kính là:
A. f = 10 cm.
B. f = 12,5 cm.
C. f = 13,3 cm.
D. f = 5 cm.
Trong giờ thực hành, để đo tiêu cự f của một thấu kính hội tụ, một học sinh dùng một vật sáng phẳng nhỏ AB và một màn ảnh. Đặt vật sáng song song với màn và cách màn ảnh một khoảng D = 200 cm. Dịch thấu kính dọc trục chính trong khoảng giữa vật và màn thì thấy có hai vị trí thấu kính cho ảnh rõ nét của vật trên màn, hai vị trí này cách nhau một khoảng l= 60 cm. Giá trị của f là
A. 60 cm
B. 45,5 cm
C. 20 cm
D. 30 cm
Trong giờ thực hành, để đo tiêu cự f của một thấu kính hội tụ, một học sinh dùng một vật sáng phẳng nhỏ AB và một màn ảnh. Đặt vật sáng song song với màn và cách màn ảnh một khoảng 90 cm. Dịch chuyển thấu kính dọc trục chính trong khoảng giữa vật và màn thì thấy có hai vị trí thấu kính cho ảnh rõ nét của vật trên màn, hai vị trí này cách nhau một khoảng 30 cm. Giậ trị của f là
A. 15 cm.
B. 40 cm.
C. 20 cm.
D. 30 cm.
Đặt một vật sáng song song và cách màn M một đoạn 4m. Một thấu kính được đặt luôn song song với màn M, di chuyển thấu kính trong khoảng giữa vật và màn thì thu được một vị trí cho ảnh rõ nét trên màn và cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính là
A. 25cm
B. 50cm
C. 75cm
D. 100m