Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Diệu Linh

Vào một buổi trưa hè, có một con trâu đang nằm nghỉ ngơi dưới mái nhà của một khóm tre và con trâu đó cùng khóm tre đã nói chuyện với nhau vè cuộc sống của họ luôn gắn bó với con người và đất nước Việt Nam.

Em hãy tưởng tượng mình là một khóm tre và kể lại về cuộc trò chuyện đó 

jaki natsumy
19 tháng 11 2017 lúc 21:40

Ầu ơ... Ví dầu ví dẫu ví dâu 
Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng

Từ lâu, trâu đã trở thành người bạn thân thiết của dân tộcViệt Nam ta.Cứ mỗi lần về quê, đi qua những cánh đồng mênh mông dưới bầu trờixanh thẳm, ta lại bắt gặp những chú trâu với bộ lông đen óng đang lụi cụi gặmcỏ hay đang bước lững thững cùng chủ sau một ngày lao động mệt nhọc. Tuy nhìnmập mạp, chậm chạp thế ấy nhưng nhờ có chúng, ta mới có được từng bát cơm, bátgạo hằng ngày.

Nguồn gốc con trâu là cả một câu chuyện cổ tích không biếtcó từ bao giờ và được lưu truyền mãi cho đến ngày hôm nay. Chuyện kể rằng : “Từ xa xưa,vào thuở khai thiên lập địa, dưới trần gian chưa có ngũ cốc nêncon người phải ăn thịt cầm thú. Ngọc Hoàng biết vậy bèn tập hợp các vị thầntiên lại, phái người đem những hạt giống có thể tạo ra ngũ cốc để cứu giúp trầngian. Một vị thần tên Kim Quang đứng lên xin nhận trọng trách này. Ngọc Hoàngvui vẻ hướng dẫn ông cách trồng hạt giống này. Nhưng rủi thay, khi xuống đếntrần gian thì tiên ông Kim Quang đã mệt. Ông liền đánh một giấc dài và quên luônlời Ngọc Hoàng căn dặn. Hạt giống không được trồng đúng nên mọc thành cỏ. Loàingười vẫn đói khổ. Ngọc Hoàng nổi giận đày ông xuống trần gian làm kiếp trâu đểgặm cỏ nhằm chuộc lại lỗi lầm xưa. Đến khi nào gặm hết cỏ thế gian ông mới đượctrở về trời. Nhưng, hạt giống cỏ lan đi khắp nơi. Đến giờ, ông vẫn chưa gặm hếtnên vẫn phải đội lốt con trâu.”

Chuyện xưa là thế, nhưng theo các nhà khoa học thì trâucó nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu rừng là tổtiên của các loài trâu nhà, sinh ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa thấp ẩm,hiện còn tồn tại ở miền Trung nước ta. Khoảng 5- 6 ngàn năm trước, trâu đãthuần hóa cùng với sự ra đời nền văn minh lúa nước. Người Việt cổ đã biết sănbắt trâu, thần hóa chúng để giúp con người trong việc cày cấy.

Trâu là động vật thuộc lớp thú, màu da thường là màu đen vớilớp lông mao bao phủ toàn thân. Da trâu rất dày, có lông tơ như chiếc áochoàng. Thấp thoáng trong bộ áo đẹp đẽ là một làn da căng bóng mỡ. Trâu có mộtcái đuôi dài, thường xuyên phe phẩy như cái quạt của con người để đuổi ruồi vàmuỗi. Hai tai dài cũng trợ giúp cho cái đuôi rất nhiều. Tai trâu khá thính, nógiúp trâu nghe ngóng được những tiếng động xung quanh. Người nông dân có thểnhận biết sự lành, dữ ở loài trâu một phần nhờ đôi sừng trên đầu. Trâu có đôisừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm, giúp trâu làm dáng và tự vệ chống lại kẻthù. Trâu có một đặc điểm rất nổi bật là không có hàm răng trên, có thể vì vậymà trâu phải nhai lại thức ăn. Không như các động vật khác, trâu có một kiểungủ rất đặc biệt.Hai chân trước của trâu gập vào trong, đầu ghé lên đó để ngủ.

Tuy chỉ ăn cỏ nhưng chúng rất nặng kí đấy nhé.Trâu đực thìnặng từ 400-450kg, còn trâu cái thì nặng từ 350-400kg, nghé sinh ra nhỏ nên chỉnặng từ 22-25kg.Ba tuổi là chúng đã có thể đẻ được lứa đầu. Bọn nghé trông rấtdễ thương.Chúng bú sữa, chạy quanh quẩn bên chân mẹ và thỉnh thoảng lại kêu lên“nghé ọ”.

Trâu là một động vật rất có ích, là người bạn của nôngdân,”Con trâu đi trước, cái cày đi sau”. Ngày xưa không có máy cày, trâu phảilàm việc nặng nhọc, Trên con đường làng sáng tinh mơ hay giữa trưa hè nắng lửa,trâu vẫn cần cù nhẫn nại, mải miết làm việc cùng với người nông dân làm ra hạtlúa, hạt gạo. Trâu không chỉ kéo cày giúp con người trồng lúa, trồng hoa màu,mà còn là gia sản của người nông dân.Chẳng phải các cụ ta đã nói : “Con trâu làđầu cơ nghiệp” đó sao? Thật vậy, trâu có tầm quan trọng không nhỏ trong đờisống người nông dân. Điều đó cũng đã đi vào văn học dân gian với những câu cadao quen thuộc:
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”.

Đến mỗi làng quê Việt, bạn cũng có thể được thưởng thức mónthịt trâu xào sả ớt hay nấu với lá lốt, lá trưng. Thịt trâu có thể chế biếnđược rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Đặc sản đấy! Trâu cũng có thể cung cấp sữacho con người. Mỗi con trâu có thể cho 400 – 500 lít sữa trong một chu kì vắt.Da trâu tuy không tham gia vào việc làm ra những sản phẩm độc đáo như giày dép,túi xách như một số loài da khác vì đặc điểm da trâu cứng nhưng có thể làm mặttrống. Những chiếc trống gắn bó thân thiết với học sinh, với nhà trường và cáclễ hội. Sừng trâu cũng có thể làm tù và, đồ thủ công mĩ nghệ. Phân trâu là phânbón rất tốt cho cây trồng.

Không chỉ gắn bó với người nông dân, trâu còn góp phần tạonên những kỉ niệm đẹp tuổi thơ ở khắp mọi vùng quê đất Việt. Trâu là người bạnthân thiết với trẻ em nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu. Nhà thơGiang Namtrong bài “Quê hương” đã là người trong cuộc để nói với lũ trẻ chăn trâu:
Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường,
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ.
Ai bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.”
Trong lúc các chú trâu thong thả gặm cỏ hay đầm mình trong dòng mương mát rượi,thì lũ trẻ bày trò chơi trận giả. Cũng có lúc ta gặp cảnh thật yên bình, yên ả:các cậu bé, cô bé chăn trâu nằm nghỉ ngơi trên lưng trâu ngắm cảnh diều sáo vivu trên bầu trời. Hình ảnh tuyệt vời của trẻ thơ chăn trâu được các nghệ nhânđưa vào tranh Đông Hồ.Nhìn tranh, ta lại nhớ câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tôngtrong “Thiên trường vãn vọng”: “Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết”. Và cũng cóthể, trên cánh đồng lúa, ta còn bắt gặp những em bé nông thôn vừa chăn trâu,vừa học bài.Thời thơ ấu ở làng quê thật đẹp biết bao!

Ngày nay, khi nông thôn đổi mới, máy móc nhiều cũng là lúctrâu được nghỉ ngơi . Còn nhớ những ngày người nông dân phải kéo cày thay trâuthì mới thấy cái giá trị khi có trâu. Trâu đã là biểu tượng của SEA Games 22Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng “trâu vàng” mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên là sự tônvinh trâu Việt Nam, tôn vinh người nông dân lao động.Trâu còn là một vật linhthiêng vì nó là một trong mười hai con giáp.Cứ mỗi năm vào mùa hè ở Đồ Sơn lạitổ chức hội chọi trâu để tìm con trâu khỏe nhất. Và trong chúng ta rất ít ngườibiết về sự tích sông Kim Ngưu…

Biết bao thế kỉ đã trôi qua, có lẽ từ khi nền văn minh lúanước của người Việt khởi nguồn thì loài trâu cũng đã trở thành báu vật củangười nông dân. Trên nền bức tranh thiên nhiên của làng quê Việt, bên nhữngcánh đồng xanh tốt, thẳng cánh cò bay, dưới lũy tre làng luôn có hình ảnh quenthuộc của con trâu hiện diện. Chúng ta chăm sóc và bảo vệ trâu chính là ta đãgiữ gìn một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt.

Công Chúa Mắt Tím
19 tháng 11 2017 lúc 21:27

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người lành - đức tính Việt Nam.

Ngô Thúy Hà
19 tháng 11 2017 lúc 21:33

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam

Nguyễn Thảo Minh
25 tháng 3 2018 lúc 20:59

- Mở bài: (0.5 điểm) 
Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ giữa anh bạn trâu và khóm tre.. 
b- Thân bài: (3.0 điểm) 
- Khóm tre tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Sinh ra trên 
đất nước Việt Nam; ở đâu tre cũng có mặt; gắn bó với con người từ lúc lọt lòng cho 
đến lúc mất; thủy chung với con người lúc hoạn nạn, khó khăn cũng như lúc thanh 
bình, nhàn hạ; tre có mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; 
người bạn thân thiết và là hình ảnh của con người Việt Nam...(1,5 điểm) 
- Con trâu tự giới thiệu mình, cuộc sống và công việc của mình: Trâu 
có mặt trên khắp đất nước Việt Nam; là người bạn thân thiết của người nông dân; có 
mặt trong công cuộc giữ nước, trong xây dựng, trong lễ hội; người bạn thân thiết và 
giúp đỡ nhiều cho người nông dân trong công việc đồng áng... (1.5 điểm) 
* Lưu ý: Trong quá trình kể, để cho bài văn sinh động hấp dẫn, tránh sự đơn 
điệu nên dùng hình thức đối thoại. Khi kể, không nên để từng nhân vật.nói về mình. 
c- Kết bài: (0.5 điểm) 
- Cảm nghĩ chung của khóm tre và anh bạn trâu về con người và quê hương 
Việt Nam. (thân thiện , nghĩa tình...); tự hào là biểu tượng của con người và đất nước 
Việt Nam. 

- Nguyện sống một cuộc đời thủy chung, cống hiến hết mình cho con người 
và xứ sở yêu quý này. 
Trên đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giám 
khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài làm học sinh sao 

cô tiên tốt bụng
13 tháng 3 2019 lúc 21:34

giống nhau vạy 


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
Riin
Xem chi tiết
Linh Ninh
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Phương
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Bình
Xem chi tiết
nguyễn minh ngọc
Xem chi tiết
Trần Diệp Anh
Xem chi tiết
☘ CÔ   ♛  Đại
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thảo Hoa
Xem chi tiết