Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào?
A. Tướng quân Sôgun
B. Thiên hoàng
C. Võ sĩ Samurai
D. Tư sản công thương
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
Yếu tố nào đã đưa đến sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng ở Nhật Bản trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX?
A. Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy
B. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa
C. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài
D. Sự cạnh tranh gay gắt của các công ti tư bản độc quyền
Nguyên nhân nào là cơ bản khiến công, thương nghiệp nước ta đình đốn ở thế kỉ XIX?
A. Thợ thủ công, thương nhân bỏ nghề vì thuế khóa nặng nề
B. Nhà nước nắm độc quyền về công thương nghiệp
C. Bị thương nhân nước ngoài cạnh tranh gay gắt
D. Thiếu nguyên vật liệu
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,…) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nma. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Các giai cấp cũ biến đổi, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 137, 155)
Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp
B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân
C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự
D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương
Từ việc quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách cộng sản thời chiến, đến Chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào?
A. Trả hết toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản
B. Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân)
C. Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước
D. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lí
Tầng lớp Samurai tư sản hóa đóng vai trò như thế nào trong cuộc duy tân Minh Trị ở Nhật Bản?
A. là lực lượng trực tiếp tiến hành cuộc duy tân
B. là động lực chủ yếu
C. có vai trò quyết định đến sự thành công của cuộc duy tân
D. có vai trò thứ yếu sau tầng lớp Đaimyô
Lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn tư liệu sau về phong trào công nhân ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX: “Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập năm 1901 do………. một người bạn của Nguyễn Ái Quốc trong Quốc tế Cộng sản, đứng đầu. Xuất hân từ …………… ở Tôkyô, năm 23 tuổi, ông đã tham gia tích cực rồi trở hành lãnh đạo của phong trào công nhân đường sắt.”
A. Cataiama Xen ………………………………. công nhân đường sắt
B. Abe Shinzô ………………………………… công nhân dệt may
C. Abe Shinzô ………………………………… công nhân đóng tàu
D. Cataiama Xen …………………………….. công nhân in