Bài 1: Phân loại các từ ghép sau đây:
Nhà xe hội họp, bố mẹ, hoa lan, ruộng vườn, máy bay,đi đứng, ăn cơm, đất cát, đất sét
Bài 2: Điền thêm tiếng vào chỗ trống để tạo thành từ ghép đẳng lập.
Mặt........... chạy...... sách.........
chân......... nhà...... bàn........
Bài 3: Điền thêm tiếng vào chỗ trống để tạo thành từ ghép chính phụ.
Sách.......... đỏ............
Nhà.............. cây.............
nhảy........... Khóc.............
Từ nào có thể điền vào chỗ trống?
“Một đàn cò trắng…..
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm”.
A. Như bông
B. Phau phau
C. Tinh tươm
D. Như mây
Bài 3 : Chọn câu văn cho phù hợp để điền vào chỗ trống trong các trirờng hợp sau và cho biết tại sao em lại lựa chọn như vậy ? ( 1 ) Cậu bé đá quả bóng . ( 2 ) Quả bóng cậu bé đá .
a ) Đang bực bội vì không làm được bài kiểm tra , cậu bé vùng vằng đi nhanh về nhà . Bỗng thấy trên vệ đường có quả bóng ai để quên , cậu tới ngay chỗ đó . ( . . . . . . . . . . Rầm ! Ô cửa kính một nhà ven đường vở toang . Sợ hãi , cậu chạy một mạch khỏi nơi đó . b ) Quả bóng nằm mệt mỏi sau khi ra sân cùng cậu bé . Cả người nó lấm lem toàn bùn đất . Nó mong muốn được chợp mắt biết bao nhiêu . Hi vọng sau trận đấu mệt mỏi , cậu bé sẽ đi làm bài tập . Bóng ta có thể nghỉ ngơi một lát . Đang lim dim ngi bông . . . tuych . ( . . . . . . . . . Nó đau đớn vì va vào tường rồi lăn lốc tới chỗ góc sân
Từ nào có thể điền vào chỗ trống?
“Tranh…..tranh sáng”
A. Tối
B. Trưa
C. Ngày
D. Đêm
Trong các cặp câu sau, câu nào có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu nào chỉ có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó?
(Gợi ý:
– Câu nào có thể dùng hai từ thay thế nhau: điền cả hai từ vào khoảng trống, dùng dấu gạch chéo để phân cách.
– Câu chỉ được dùng một trong hai từ: điền từ đó vào khoảng trống.
Mẫu nuôi dưỡng, phụng dưỡng
– Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng / nuôi dưỡng bố mẹ già
– Bố mẹ có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái cho đến lúc con cái trưởng thành).
a) đối xử, đối đãi
– Nó … tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
– Mọi người đều bất bình trước thái độ … của nó đối với trẻ em.
b) trọng đại, to lớn
– Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa … đối với vận mệnh dân tộc.
– Ông ta thân hình … như hộ pháp
Điền một từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Trong ….. ta thường gặp nhiều câu rút gọn.
A. văn xuôi
B. truyện cổ dân gian
C. truyện ngắn
D. văn vần ( thơ, ca dao)
Điền các quan hệ từ thích hợp vào những chỗ trống trong đoạn văn sau đây:
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở … tôi như vậy.Thực ra, tôi … nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm … nó.Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi … cái vẻ mặt đợi chờ đó… tôi lạnh lùng… nó lảng đi. Tôi vui vẻ … tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)
Tìm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu sau?
Cụm chủ - vị là cơ sở xây dựng một câu đơn có cấu tạo … thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
A. một
B. hai
C. ba
D. nhiều
a) Điền vào chỗ trống:
– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. (in đậm: mâu)
– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giành, dành) … dụm, để …, tranh …, … độc lập.
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp: liêm …, dũng …, … khí, … vả.
b) Tìm từ theo yêu cầu:
– Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:
+ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo).
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ).
– Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với chân thật;
+ Đồng nghĩa với từ biệt;
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài.
c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ:
+ Đặt câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội.