Những đặc điểm khác nhau của các cặp từ Hán Việt và thuần Việt đẳng nghĩa:
1- Sắc thái ý nghĩa :
- Từ Hán Việt thường có sắc thái ý nghĩa trừu tượng. Ví dụ: thảo mộc, sơn hà, thiên địa...
- Từ thuần Việt đẳng nghĩa thường có sắc thái ý nghĩa cụ thể hơn. Ví dụ: cỏ cây, núi sông, trời đất...
Ðiều này khiến cho từ Hán Việt mang tính chất tĩnh tại, không sinh động, gợi hình. Trong khi đó , do có sắc thái ý nghĩa cụ thể nên từ thuần Việt mang tính chất sinh động, gợi hình.
2- Sắc thái biểu cảm:
Ðại bộ phận từ Hán Việt thường có sắc thái biểu cảm dương tính. Ví dụ: phát biểu, phu nhân, hảo tâm, nhân ái, tân niên, hi sinh...
Ðại bộ phận từì thuần Việt đẳng nghĩa thường có sắc thái biểu cảm trung hoà hoặc âm tính. Ví dụ: nói, vợ, lòng tốt, thương người, năm mới, bỏ mạng...
3- Màu sắc phong cách:
Từ Hán Việt thường được dùng trong giao tiếp mang tính nghi thức như :PC khoa học, hành chính, chính luận, thông tấn, văn chương,...Một số từ Hán Việt do chỉ xuất hiện ở giao tiếp mang tính nghi thức hoặc ít xuất hiện trong giao tiếp không mang tính nghi thức nên mang tính chất cổ kính, không thông dụng.
Từ thuần Việt nhìn chung có thể được dùng trong nhiều PCCNNN và đặc biệt là PCKN nên có màu sắc đa phong cách và mang tính hiện đại thông dụng.