BT1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […]
Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp:
- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?”
(SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì?
Câu 3. Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào?
Câu 4. Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?
Câu 5. Từ hình ảnh bé Hồng trong văn bản có đoạn trích trên, theo em, ở tuổi cắp sách đến trường, tuổi thơ cần những gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 câu).
Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày cảm nhận của em về hình ảnh chú bé liên lạc được tác giả Tố Hữu khắc họa trong hai khổ thơ trên. Gạch chân một từ đơn, một từ ghép, một từ láy có trong đoạn văn em viết. Chú thích rõ.
Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 5-7 câu )nói về bài học mà em đã rút ra về cách ứng xử trong cuộc sống qua văn bản Tuổi Thơ tôi
câu 1:muốn miêu tả người tốt đầu tiên cần làm gì?
câu 2:bố cục bài văn gồm mấy phần? nhiệm vụ của từng phần là gì?
câu 3:có gì giống và khác nhau giữa tả người chân dung và tả người hoạt động?
câu 4: cho đoạn văn sau: "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,...vâng vâng dạ dạ" Đoạn văn trên tả ai? đoạn văn được trích trong văn bản nào? người được tả có đặc điểm gì nổi bật? đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
câu 5: cho 2 khổ thơ:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
...
Nhảy trên đường vàng (đầu)
2 khổ thơ trên trong văn bản nào? của ai? trong 2 khổ thơ đó hình ảnh Lượm được khác họa bằng nhũng chi tiết, hình ảnh nào? em có nhận xét gì về cách khắc họa nhân vật của tác giả?
câu 6: tả người thân của em
đây là đề cương tập làm văn số 6 lớp mình. giúp mình nha.
Thời điểm buổi trưa thường gắn với những kỉ niệm tuổi thơ của mỗi người. Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 câu kể lại một kỉ niệm mà em ấn tượng nhất về buổi trưa tuổi thơ của mình. Trong đoạn có sử dụng một câu cầu khiến.
Từ hình ảnh chú bé lượm viết đoạn văn 10 câu ghi lại cảm nhận của em về sự hy sinh dũng cảm của em về sự hy sinh dũng cảm củ những người chiến sĩ nhỏ tuổi trong đoạn có phó từ phủ định và một từ láy
Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa a . Xác định thể loại của văn bản trên.b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa” g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về” h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật thầy giáo Phu trong văn bản Tuổi thơ tôi
Trích đoạn văn từ bây giờ đến chú bé dặn Câu 4.Những câu nói của chú bé trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?