Viết đoạn mở bài và kết bài: Tục ngữ có câu: "Thương người như thể thương thân", đó cũng là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Em hãy chứng minh điều đó.
Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","uống nước nhớ nguồn".
a.Mở bài:
-Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp
-Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
b.Thân bài:
-Luận điểm giải thích:
Ẩn dụ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn" đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lý đó như thế nào?
-Luận điểm chứng minh:
+Luận cứ 1; Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lý đó:
Con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, lễ Tết, lễ hội văn hóa, ......
+Luận cứ 2:Một số ngày lễ tiêu biểu:Ngày 20/11 lòng biết của học trò với thầy cô giáo.Ngày 27/7 thương binh liệt sĩ,...
+Luận cứ 3: sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông. Giúp đỡ gia đình có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi,...
c.kết bài:
+khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc
+bài học:cần học tập, rèn luyện, ...
Tục ngữ có câu: "Thương người như thể thương thân", đó cũng là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Em hãy chứng minh điều đó.
Tục ngữ có câu: "Thương người như thể thương thân", đó cũng là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Em hãy chứng minh điều đó.
Không copy mạng càng tốt ạ:((( Mn giúp nhé!!!
nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo những đạo lý tốt đẹp , nó đã trở thành 1 nét văn hóa của người Việt . từ 1 câu ca dao hay tục ngữ hãy viết 1 đoạn văn khoảng 15 câu nói về sự quan tâm chia sẻ của toàn dân Việt trong cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19 đang diễn ra
nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo những đạo lý tốt đẹp , nó đã trở thành 1 nét văn hóa của người Việt . từ 1 câu ca dao hay tục ngữ hãy viết 1 đoạn văn khoảng 15 câu nói về sự quan tâm chia sẻ của toàn dân Việt trong cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19 đang diễn ra
đề cô giao hay quá nên nhờ mọi người giúp ạ
nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo những đạo lý tốt đẹp , nó đã trở thành 1 nét văn hóa của người Việt . từ 1 câu ca dao hay tục ngữ hãy viết 1 đoạn văn khoảng 15 câu nói về sự quan tâm chia sẻ của toàn dân Việt trong cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19 đang diễn ra
cô giao đề bá đạo quá nên nhờ mọi người giúp em với em cảm ơn trước