Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Cho đoạn văn sau:
Tác động của sách không hề bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Con người ngày nay vẫn không hề giảm sút hứng thú tìm lại những trang sách đã có hàng nghìn năm nay, từ những hình vẽ bí hiểm trên những phiến đất sét, những chữ cái từ lâu đã trở nên lạ lùng trên các tấm da cừu, những con chữ tượng hình trên các thẻ tre ... cho đến hôm nay, những cuốn sách được in hàng loạt bằng máy in điện tử hiện đại. Một người sống ở một làng hẻo lánh châu Á cũng có thể đọc được cuốn sách của một người viết từ một đất nước xa xôi ở châu Mĩ. Thật có thể nói không ngoa rằng: có sách, các thế kỉ và các dân tộc xích lại gần nhau.
Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?
A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.
B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian
C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!
D. Cả ba đáp án trên.
Cho đoạn văn sau:
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.
Đoạn văn thuộc phần nào trong văn bản thuyết minh về tác giả Nguyễn Du?
A. Mở bài
B. Thân bài
C. Kết bài
D. Cả A, B và C đều sai.
a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?
b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.
Câu 1: qua đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây em hiểu thêm gì về cuộc sống và con người Tây Nguyên trong thời kỳ xây dựng và phát triển của buôn làng Câu2: nêu bài học về lối sống mà em rút ra được từ 1 tác phẩm dân gian mà em biết + VHDG có giá trị văn hoá to lớn góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền VH? Câu3 : cảm nhận cảu em về bài ca giao sau : ( tự chọn ca dao)
Trước cùng một sự việc (người quân hiệu ngăn lại không cho Linh Từ Quốc Mẫu đi qua thềm cấm) mà một người thì cho là khinh nhờn thượng cấp, đòi phải trừng phạt, một người cho là biết giữ phép, lấy vàng lụa khen thưởng.
Sự đối lập, nghịch trái như vậy đã có tác dụng gì rõ nhất trong việc thể hiện nhân vật và chủ đề tác phẩm?
A. Nhấn mạnh tính phức tạp của mọi sự việc trong đời sống.
B. Làm rõ thêm cái khó của những phải người cầm cân nảy mực.
C. Làm nổi bật tính cách tốt đẹp của Thủ Độ.
D. Cho thấy với Thủ Độ, việc thưởng phạt là rất công minh.
Cho đoạn văn sau:
Phải nói rằng, đến một trình độ phát triển nhất định, loài người mới sản xuất ra sản phẩm đặc biệt: đó là sách. Trước khi có chữ viết, con người có thể đã có những sáng tác truyền miệng, nhưng nền văn minh nhân loại chỉ bùng phát từ khi có chữ viết, nhất là từ khi chữ viết được sử dụng để ghi chép lại tất cả những giá trị văn minh. Những giá trị đó là những kinh nghiệm lao động sản xuất, kinh nghiệm ứng xử xã hội, kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng. Đó là những sáng tạo khác về mặt văn hóa, văn học, phong tục, tín ngưỡng, ... Và về sau, đó là những phát kiến khoa học- kĩ thuật. Sách giúp cho người đời sau học tập, kế thừa được người đi trước, giúp cho người nước này biết được thành tim của người nước khác để học hỏi, để cùng nhau tiến bộ. Sách chứa đựng nền văn minh, là sản phẩm của nền văn minh.
Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?
A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.
B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian
C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!
D. Cả ba đáp án trên.