Đọc văn lập luận (mục I, SGK trang 109) và trả lời câu hỏi:
a. Kết luận (mục đích) của lập luận là gì?
b. Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng (luận cứ) nào?
c. Hãy cho biết thế nào là một lập luận
Theo lời tuyên bố của Ra-ma:
a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
A. Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra – va- na dám cướp vợ của chàng
B. Tình yêu thương của người chồng đối với vợ, khát khao đoàn tụ vợ chồng.
C. Cả hai lí do trên.
b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?
A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
B. Sự ghen tuông của người chồng không chấp nhận người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
C. Cả hai lí do trên.
c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.
d) Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa?
Tôi vẫn cho rằng những lời lẽ, hành động khích lệ thường hiệu quả hơn sự chỉ trích, phê bình và chúng ta nên dè sẻn những lời phê bình. Nhưng những người khôn ngoan thì lại hay tìm đến những người mà họ tin tưởng để nhờ chỉ dẫn, soi rọi tường tận, chính xác con người mình. Vấn đề quan trọng là họ dám kiếm tìm sự thật và những sự thật này càng nên lắng tai nghe khi chúng được nói từ những người thật lòng quan tâm đến mình.
Một ai đó đã nói: Lời phê bình tựa như những cơn mưa, nên đủ nhẹ để câu cối có thể phát triển và không làm hại đến phần gốc rễ của chúng". Nếu bạn ở vào vị trí phải bình phẩm ai đó, mong sao những lời lẽ của bạn sẽ giúp cho người khác trưởng thành.
Nếu bạn chính là đối tượng bị phê bình thì bạn phải nhớ rằng có thể những điều mà bản thân bạn được soi rọi, phản chiếu trong gương có thể sẽ là cứu tinh của bạn. Hãy can đảm học hỏi và lắng nghe những điều đúng và quên đi những điều khác. Những lời tán dương có thể làm bạn thấy bùi tai nhưng nó có thể hủy hoại bạn, những sự thật mà bạn được nghe sẽ giúp bạn trưởng thành và thậm chí càng vững vàng hơn.
(Đừng ngại những lời phê bình, Steve Goodier,
Sự mầu nhiệm của lòng quan tâm, tr.102-103, NXB Phụ nữ)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2. Theo tác giả, những người khôn ngoan thì hay làm gì?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói:“Lời phê bình phải tựa như những cơn mưa, nên đủ nhẹ để cây cối có thể phát triển và không làm hại đến phần gốc rễ của chúng”.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với nhận định trong đoạn trích “Những lời tán dương có thể làm bạn thấy bùi tai nhưng nó có thể hủy hoại bạn, những sự thật mà bạn được nghe sẽ giúp bạn trưởng thành và thậm chí càng vững vàng hơn.” không? Vì sao? (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 7 đến 10 dòng)
Lời lẽ của chàng trai và cô gái có ý nghĩa gì?
A. Chua chát cho cảnh nghèo
B. Nói cho vui trong cảnh nghèo
C. Bộc lộ tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động
D. Câu A và B đều đúng
E. Câu B và C đều đúng
Đọc lại đoạn văn ở mục trước (Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi) và văn bản "Chữ ta" để trả lời câu hỏi.
a. Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm
b. Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế
a. Hai lời than thân đều mở đầu bằng Thân em như ... với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?
b. Anh chị cảm nhận được nỗi đau gì qua mỗi hình ảnh. Trong nỗi đau đó ta vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì và nó được ẩn chứa trong lời than thân như thế nào?
Khi nói những lời ruồng rẫy Xi-ta, Ra-ma chủ yếu đứng trên cương vị nào?
A. Một người chồng trước người vợ không chung thủy.
B. Một đức vua trước đông đảo dân chúng.
C. Một người anh hùng vừa chiến thắng.
D. Một kẻ đang chịu án lưu đày.
Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:
- Mị Châu làm vậy chỉ là thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.
- Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp lí
Ý kiến riêng của anh (chị) thế nào?