Ta có nhận xét: sau mỗi năm thì tuổi cha và tuổi con đều tăng thêm nên hiêu số tuổi cha trừ đi tuổi con luôn là một đại đượng không đổi.
Cách đây 3 năm: tuổi cha gấp 10 lần tuổi con => Nếu coi tuổi con cách đây 3 năm là 1 phần thì tuổi cha cách đây ba năm 10 phần và Hiệu là 10 - 1 = 9 phần => Tuổi cha cách đây ba năm bằng \(\frac{10}{9}\) của hiệu tuổi cha và con.
Lý luận tương tự, sau đây 3 năm tuổi cha gấp 4 lần tuổi con => Tuổi cha sau đây 3 năm sẽ bằng \(\frac{4}{4-1}=\frac{4}{3}\) của hiệu tuổi cha và tuổi con.
Tuổi cha sau đây 3 năm hơn tuổi cha cách đây 3 năm là: 3 + 3 = 6 (tuổi).
=> 6 tuổi này sẽ ứng với:
\(\frac{4}{3}-\frac{10}{9}=\frac{2}{9}\) (hiệu tuổi cha và con)
Hay nói cách khác: \(\frac{2}{9}\) hiệu tuổi cha và con bằng 6 tuổi
=> hiệu tuổi cha và con là: \(6\times9:2=27\) (tuổi)
=> Tuổi cha cách đây 3 năm là: \(\frac{10}{9}\times27=30\) (tuổi)
=> Tuổi cha hiện nay là: 30 + 3 = 33 (tuổi)
ĐS: 33 tuổi