Trục đường xuyên quốc gia có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội dải đất phía Tây của đất nước là
A. đường 14.
B. đường Hồ Chí Minh.
C. đường 15.
D. quốc lộ 1.
Con đường bộ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía Tây đất nước là:
A. Đường Hồ Chí Minh.
B. Quốc Lộ 1
C. Quốc lộ 9
D. Quốc lộ 2.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đường Hồ Chí Minh?
1) Trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai.
2) Thúc đẩy sự phát triển lãnh thổ phía tây đất nước.
3) Đã hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
4) Tổng chiều dài là 2.300km.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quốc lộ 1?
1) Chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Năm Căn.
2) Chiều dài là 2.300km.
3) Nối 6 vùng kinh tế và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
4) Có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội phía tây đất nước.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ?
A. Phân bố lại dân cư.
B. Mở rộng giao lưu với các nước láng giềng
C. Thúc đẩy phát triển kinh tế của các huyện phía tây
D. Hình thành mạng lưới đô thị mới
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy
a) Liệt kê các tỉnh, thành phố có quốc lộ 1 chạy qua.
b) Nêu vai trò của tuyến đường này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối vói sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai.
Phát biểu nào sau đây không phải là xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong đường lối Đổi
mới của nước ta năm 1986?
A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
B. Lạm phát luôn đạt ở mức 3 con số.
C. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân ở nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
1) Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
2) Các vùng kinh tế trọng điểm tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.
3) Các vùng kinh tế trọng điểm thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
4) Các vùng kinh tế trọng điểm là nơi thu hút mạnh mẽ lao động và tập trung dân cư trên một diện tích rộng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4