Trong bài Làng có câu: nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được đến họ đã rõ cái cơ sự này chưa. Trong đoạn trích tâm trạng ông hai được thể hiện qua cách nào? Đó là tâm trạng gì. Tìm câu cảm thán trong đoạn văn. Viết đoạn văn theo quy nạp(15 câu) về nhân vật ông hai từ khi nghe làng chợ dầu theo giặc đến khi có tâm trạng có trong đoạn văn trên
"Ông Hai vẫn nằm trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thử dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được...Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ. Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai ra bên ngoài..."
( Làng - Kim Lân )
Câu hỏi :
1, Nếu lược bỏ các dấu...và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách mêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn văn đó có gì thay đổi? Vì sao?
2, Trong một đoạn trích của "Truyện Kiều" đã học cũng có 4 câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả trạng thái nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó ( Ghi rõ tên đoạn trích, vị trí đoạn trích )
3, Các câu: " Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ " thuộc kiểu câu nào?
4, Viết một câu văn nhận xét tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên.
Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng? ...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...
Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (...).
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. về bây giờ ra ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
(Làng – Kim Lân)
Cho câu văn “Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.”
Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, (gạch chân chú thích lời dẫn trực tiếp và câu ghép).
PHẦN I: (5 điểm)
Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:
Hồi nhỏ sống với đồng
Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.
Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:
Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.
Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).
PHẦN II. (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.
Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?
Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.
Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:
“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?“Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:
"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...
1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí giải lí do nào khiến anh không nghĩ như vậy nữa?
2. "Trong cái lặng im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
a. Họ là những ai ? Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm của mình ?
b. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ chủ đề: Ở Sa Pa luôn có những con người miệt mài làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ).
3. Cuộc sống của "anh" trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" gợi em liên tưởng tới nhân vật nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn?
Đọc đoạn tríchsau:" Kẻ bạc mệnh này ....,và xin chịu khắp mỏi người phỉ nhổ" Hãy viết một đoạn văn diễn dịch(khoảng 12-15 câu)trình bày suy nghĩ của em về nhân vật "Kẻ bạc mệnh" trong văn bản có đoạn trích trên. trong đó có sử dụng câu phép thế để liên kết ( gạch chân các từ ngữ dùng làm phép thế )
“Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó.”
1. Chỉ ra một câu phủ định và các phép liên kết trong đoạn trích.
2. Tại sao trong đoạn trích, có lúc người kể xưng “chúng tôi”, có lúc lại xưng “tôi”?
3. Từ các nhân vật trong đoạn trích và những hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ (chỉ rõ khởi ngữ).
Dựa vào văn bản “Làng” của Kim Lân, viết đoạn văn (khoảng 12 - 14 câu) theo lối tổng- phân- hợp phân tích diễn diến tâm lí vô cùng tinh tế của nhân vật ông Hai khi nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đó có sử dụng câu cảm thán và phó từ. Gạch chân dưới câu cảm thán và phó từ.