Trần Tiến Pro ✓

Trong truyện lịch sử nước ta có rất nhiều nhân vật thể hiện tài chí thông minh hơn người 

từ khi tuổi còn nhỏ . Em hãy kể tên ít nhất 1 nhân vật gắn với câu truyện về họ mà

em biết 

Ai làm nhanh mik tick

Kill Myself
4 tháng 10 2018 lúc 22:51

1 : Thánh Gióng - Thánh Gióng 

2 : Lê Công Hành - Ông tổ nghề thêu

3 : Lê Quý Đôn - Thần đồng nức tiếng

4 : Nguyễn Hiền - Ông trạng thả diều 

......

Hok tốt

# MissyGirl #

Bình luận (0)
troll
4 tháng 10 2018 lúc 22:51

LƯƠNG THẾ VINH

CAO BÁ QUÁT

Bình luận (0)
Nguyễn Xuân Anh
4 tháng 10 2018 lúc 22:51

Nguyễn Thị Duệ - Nữ trạng nguyên duy nhất khoa cử phong kiến Việt Nam

Nguyễn Thị Duệ mới ở độ tuổi 20 cũng theo cha lên Cao Bằng tránh loạn. Ở đây bà được học với một ông thầy họ Cao và cải trang thành nam giới, nên người ta thường gọi là anh Du. Khi nhà Mạc mở khoa thi hội, bà cùng với thấy học dự thi và đã đỗ đầu trong số tiến sĩ trúng cách. Khoa thi hội này không thấy chép trong các sách viết về thi cử của nước ta.

Bình luận (0)
minh phượng
7 tháng 11 2018 lúc 16:12

Nguyễn Quan Quang - Trạng nguyên đầu tiên

Từng có ý kiến cho rằng Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Nhưng điều này không chính xác!

Đúng là năm 1247 mới có danh vị trạng nguyên và Nguyễn Hiền là trạng nguyên khoa thi năm này. Nhưng lịch sử khoa bảng lại tính Nguyễn Quan Quang là vị trạng nguyên đầu tiên. Là bởi vì Nguyễn Quan Quang đỗ đầu khoa thi trước đó chỉ 1 năm (năm 1246).

Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang - người Tam Sơn, huyện Từ Sơn, đỗ Trạng năm 1246.

Sinh ra trong một nhà nông nghèo, không đủ gạo tiền để theo học, nhưng với bản tính vốn ham học hỏi, Nguyễn Quan Quang thường lân la ngoài cửa lớp nghe thầy dạy bọn học trò trong làng học sách Tam tự kinh.

Vì chẳng có giấy bút đi học, lại chỉ dám nghe lỏm ngoài cửa nên cậu bé Nguyễn Quan Quang khi đó đã dùng gạch non để viết lên sân.

Nét chữ của cậu rất đẹp nên một ngày, thầy giáo vô tình nhìn thấy và đã phải thốt lên: “Đây mới chính là trò giỏi”. Nói rồi, thầy cho gọi Quan Quang vào lớp và thu nhận làm học trò của thầy.

Nguyễn Quan Quang nổi tiếng thông minh học một biết mười. Ông dự kỳ thi Hương, đỗ luôn giải Nguyên. Đến kỳ thi Hội lại đỗ luôn Hội nguyên. Khi vua Trần Thái Tông mở khoa thi Đại tỉ Thủ sĩ, ông trở thành Trạng nguyên.

Bình luận (0)
minh phượng
7 tháng 11 2018 lúc 16:13

Nguyễn Hiền – Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất

Trạng nguyên Nguyễn Hiền quê ở Nam Định. Ông cũng là người có hoàn cảnh đặc biệt: cha mất sớm, sống với mẹ trong căn nhà nhỏ bên cạnh một ngôi chùa.

Vị sư trụ trì của chùa vốn là một danh Nho, vừa tụng kinh niệm phật vừa dạy học cho những trẻ chưa biết chữ trong làng.

Ngay từ thời thơ ấu, Nguyễn Hiền đã lân la ở bên các lớp học, sớm tiếp xúc với chữ nghĩa sách vở.

Năng khiếu kỳ lạ về học tập, về trí thông minh của ông đã nhanh chóng được bộc lộ: dù chưa đến tuổi đi học, Nguyễn Hiền đã hiểu biết nhiều, giỏi đối đáp, học thức hơn người… Ông được suy tôn làm “Thần đồng xuất chúng”.

Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi (tính theo tuổi ta là 13), Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Bình luận (0)
Chủ acc bị dính lời nguy...
8 tháng 11 2018 lúc 14:48

Người con gái Đất Đỏ anh hùng

Chị Võ Thị Sáu, tên thật là Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933, tại xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng.

Lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh giặc Pháp và bọn Việt gian hà hiếp, giết chóc đồng bào, tàn phá quê hương mình. 

Vì vậy, chị đã sớm có lòng căm thù giặc. 12 tuổi, chị được anh trai giác ngộ và theo anh trốn lên chiến khu giúp cách mạng. Qua nhiều lần thử thách, chị đã được kết nạp vào Đội công an xung phong Đất Đỏ lúc 14 tuổi.

14 tuổi, ở cái tuổi vẫn còn được coi trẻ con ấy, chị đã dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỷ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức, và trực tiếp tiêu diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu.

Tại phiên chợ tết năm 1950, trong khi ném lựu đạn vào tốp lính ngụy tại chợ Đất Đỏ thì chị bị bắt. Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.

Sau hai năm bị giam ở khám Chí Hòa, ngày 21/1/1952, chị bị đưa lên tàu đày ra Côn Đảo với số tù 6267 và bị giam riêng ở Sở Cò.

Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.
Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn giữ vững khí tiết của người công an cách mạng. 

Thực dân Pháp không khai thác được thông tin gì và kết án tử hình chị. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Vụ án này đã gây chấn động dư luận lúc bấy giờ.

Chị Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngay đêm trước khi hy sinh.

Kiên cường đến phút cuối

Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản. Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, chị bị xử bắn tại Côn Đảo khi mới 19 tuổi. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm ngày 22, chị hát cho những bạn tù nghe những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.

Trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước. Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.

“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát “Tiến quân ca”. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

Cuộc đời cách mạng cùng cái chết bất khuất ở tuổi đôi mươi của người con gái Đất Đỏ trở thành huyền thoại: Người con gái trẻ măng/Giặc đem ra bãi bắn/Đi giữa hai hàng lính/Vẫn ung dung mỉm cười/Ngắt một đóa hoa tươi/Chị cài lên mái tóc/Đầu ngẩng cao bất khuất…. (Trích Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn - Phan Thị Thanh Nhàn)

Chị mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo, nhất là thế hệ trẻ trong lực lượng Công an nhân dân. Tên tuổi và sự nghiệp của chị đã được suy tôn vào hàng những nhân vật tiêu biểu của “Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam”. 

Tượng Võ Thị Sáu đã được đặt tại quê hương, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Công an nhân dân. Hình tượng Võ Thị Sáu còn được đưa vào bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn.

Chị là nữ anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất đã được Nhà nước truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.

hơi dài 

k nhé

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Thảo My
Xem chi tiết
HISINOMA KINIMADO
Xem chi tiết
Ngu Thị Ngu
Xem chi tiết
Hoan Nguyen
Xem chi tiết
Phan Tiến Minh
Xem chi tiết
Tống Khánh Vân
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Anh
Xem chi tiết
Thành phọng890
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đức
Xem chi tiết