Thực hiện giao thoa ánh sáng trong không khí bằng khe Y-âng với một bức xạ đơn sắc thì thu được hệ vân giao thoa với khoảng là i. Đưa toàn bộ hệ giao thoa trên vào môi trường chất lỏng trong suốt có chiết suất n thì thu được hệ vân giao thoa với khoảng vân là i′. Để khoảng vân không thay đổi so với lúc trước (i′ = i) thì phải thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp như thế nào so với lúc ban đầu ?
A. Giảm n2 lần
B. Giảm n lần
C. Tăng n lần
D. Tăng n2 lần
Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc bằng khe Y-âng ở không khí (chiết suất n=1). Đánh dấu điểm M trên màn, tại M có một vân sáng. Trong khoảng từ M đến vân trung tâm còn 3 vân sáng nữa. Nhúng toàn bộ hệ giao thoa vào môi trường chất lỏng thì thấy M vẫn là một vân sáng nhưng khác so với khi ở không khí một bậc. Chiết suất n của môi trường đó là:
A. 4/3
B. 1,75
C. 1,25
D. 1,5
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng của ánh sáng đơn sắc. Khi tiến hành trong không khí người ta đo được khoảng vân i = 2 mm. Đưa toàn bộ hệ thống trên vào nước có chiết suất n=4/3 thì khoảng vân đo được trong nước là
A. 1,5 mm.
B. 2,5 mm.
C. 1,25 mm.
D. 2 mm.
Thực hiện thí nghiêm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu lam, ta I quan sát được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu thay ánh sáng màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và các điều kiộn khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì
A. khoảng vân giảm xuống.
B. vị trí vân trung tâm thay đổi.
C. khoảng vân tăng lên.
D. khoảng vân không thay đổi.
Trong thí nghiệm của Young khe S được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách từ màn chứa khe S đến màn chứa hai khe là S1S2 là d. Khoảng cách từ màn chứa hai khe S1S2 đến màn ảnh thu được giao thoa là D, khoảng vân giao thoa là i. Đặt trước khe S1 bán thủy tinh có chiều dày e, chiết suất n, vuông góc với đường đi của tia sáng thì hệ vân trên màn
A. dịch về phía khe S 1 một đoạn D a n - 1 e .
B. dịch về phía khe S 2 một đoạn D a n - 1 e .
C. dịch về phía khe S 2 một đoạn D e n - 1 a .
D. dịch về phía khe S 1 một đoạn D e n - 1 a .
Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc với khe Yâng. Ban đầu thực hiện thí nghiệm trong không khí thu được vị trí vân sáng bậc 2 là b1, khoảng vân giao thoa là c1 và số vân sáng quan sát được trên màn quan sát là n1. Giữ nguyên cấu trúc của hệ thống thí nghiệm. Thực hiện lại thí nghiệm trên trong môi trường nước thì thu được vị trí vân sáng bậc 2 là b2, khoảng vân giao thoa là c2 và số vân sáng quan sát được trên màn là n2. Kết luận đúng là
A. b1 = b2; c1 = c2; n1 = n2
B. b1 > b2; c1 > c2; n1 < n2
C. b1 < b2; c1 < c2; n1 < n2
D. b1 > b2; c1 < c2; n1 = n2
Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng trong không khí, khoảng cách hai khe a = 0,5mm. Khoảng cách hai khe tới màn là D, được chiếu bức xạ đơn sắc có bưóc sóng λ . Nhúng toàn bộ thí nghiệm vào trong nước có chiết suất n = 4/3. Để khoảng vân vẫn như trong không khí thì khoảng cách hai khe là:
A. 0,35 mm
B. 0,45 mm
C. 0,667 mm
D. 0,375 mm
Trong thí nghiệm với khe Y–âng nếu thay không khí bằng nước có chiết suất n = 4/3, thì hệ vân giao thoa trên màn sẽ thay đổi thế nào?
A. Khoảng vân tăng lên bằng 4/3 lần khoảng vân trong không khí.
B. Khoảng vân không đổi
C. Vân chính giữa to hơn và dời chỗ.
D. Khoảng vân trong nước giảm đi và bằng 3/4 khoảng vân trong không khí.
Thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc của Young được thực hiện lần lượt trong không khí và trong chất lỏng có chiết suất n. Kết quả cho thấy vị trí vân sáng bậc 5 khi thực hiện trong không khí trùng với vị trí vân sáng bậc 8 khi cho cả hệ thống trong chất lỏng. Theo thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein thì năng lượng phôtôn của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm trên khi ở trong chất lỏng sẽ
A. tăng lên 1,6 lần so với khi ở trong không khí.
B. giảm đi 1,6 lần so với khi ở trong không khí.
C. không thay đổi so với khi ở trong không khí.
D. thay đổi tùy thuộc vào chiết suất của chất lỏng.