Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi
A. prôtôn, nơtron và êlectron. B. nơtron và êlectron.
C. prôtôn, nơtron. D. prôtôn và êlectron.
Hạt nhân heli ( H 2 4 e ) là một hạt nhân bền vững. Vì vậy, kết luận nào dưới đây chắc chắn đúng ?
A. Giữa hai nơtron không có lực hút.
B. Giữa hai prôtôn chỉ có lực đẩy.
C. Giữa prôtôn và nơtron không có lực tác dụng.
D. Giữa các nuclôn có lực hút rất lớn.
Hạt nhân cac bon C có 12 nuclôn trong đó có 6 nơtron và 6 prôtôn là một hạt nhân bền vững. Vì vậy, kết luận nào dưới đây chắc chắn đúng?
A. Giữa các nơtron không có lực hút.
B. Giữa các nuclôn có lực hút rất lớn.
C. Giữa các prôtôn chỉ có lực đẩy.
D. Giữa các prôtôn và các nơtron không có lực tác dụng.
Trong phản ứng phân hạch hạt nhân, những phần tử nào sau đây có đóng góp năng lượng lớn nhất khi xảy ra phản ứng ?
A. Động năng của các nơtron.
B. Động năng của các prôtôn.
C. Động năng của các mảnh.
D. Động nănẹ của các êlectron.
Trong phạm vi kích thước và cấu tạo xét trong bài này, những hạt nào không thể coi là hạt sơ cấp ?
A. Electron. B. Hạt nhân hiđrô.
C. Nơtron. D. Hạt nhân C 6 12
Giả sử ban đầu có Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, khối lượng tổng cộng là m0, khi chúng kết hợp lại với nhau để tạo thành một hạt nhân thì có khối lượng m. Gọi E là năng lượng liên kết của hạt nhân đó và c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Biểu thức nào sau đây luôn đúng?
A. m = m0.
B. E = 0,5(m0 - m)c2.
C. m > m0.
D. m < m0.
Hãy chọn phát biểu đúng:
Đơn vị khối lượng nguyên tử bằng
A. khối lượng của hạt nhân hiđrô H 1 1 .
B. khối lượng của prôtôn.
C. khối lượng của nơtron.
D. 1/12 khối lương của hat nhân cacbon C 6 12
Nội dung của tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên được phản ánh trong câu nào dưới đây ?
A. Nguyên tử phát ra một phôtôn mỗi lần bức xạ ánh sáng.
B. Nguyên tử thu nhận một phôtôn mỗi lần hấp thụ ánh sáng.
C. Nguyên tử phát ra ánh sáng nào thì có thể hấp thụ ánh sáng đó.
D. Nguyên tử chỉ có thể chuyển giữa các trạng thái dừng. Mỗi lần chuyển, nó bức xạ hay hấp thụ một phôtôn có năng lượng đúng bằng độ chên lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó.
Khi nói về thuyết lượng tử, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Năng lượng của phôtôn càng nhỏ thì cường độ của chùm sáng càng nhỏ.
B. Năng lượng của phôtôn càng lớn thì tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ.
C. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tuỳ thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.
D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.