Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?
Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?
A. Li, Be, Na, K
B. Al, Na, K, Ca
C. Mg, K, Rb, Cs
D. Mg, Na, Rb, Sr
Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự kim loại natri?
A. 12, 14, 22, 42
B. 3, 19, 37, 55
C. 4, 20, 38, 56
D. 5, 21, 39, 57
Cho các dãy nguyên tố mà mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng số hiệu nguyên tử tương ứng. Dãy nào sau đây chỉ gồm các nguyên tố kim loại
A. 8, 11, 26
B. 15, 19, 25
C. 13, 20, 27
D. 5, 12, 14
Cho các nguyên tố: 11 N a , 12 M g , 13 A l , 19 K . Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần:
A. Al, Mg, Na, K
B. Mg, Al, Na, K
C. K, Na, Mg, Al
D. Na, K, Mg,Al
Tổng số hạt electron, proton, nơtron trong nguyên tử nguyên tố kim loại X bằng 34. Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 11. Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Hợp chất tạo bởi X và Y có trong khoáng vật xinvinit.
B. Đơn chất Y tác dụng với O2 ở nhiệt độ thường.
C. X được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
D. Hợp chất tạo bởi X và Y là hợp chất ion.
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau: Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.
Trong bảng tuần hoàn, các nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố kim loại, nhóm A nào gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim, nhóm A nào gồm các nguyên tố khí hiếm. Đặc điểm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.