Xét các diễn biến sau:
(1) Nồng độ K+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào
(2) Nồng độ Na+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào
(3) Các cổng K mở nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với trong màng tích điện âm
(4) Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
(5) Bơm Na - K vận chuyển Na+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ Na+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
(6) Các cổng Na mở nên các Na+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào, làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với phía trong màng tích điện âm
Cơ chế hình thành điện thế nghỉ gồm những đặc điểm?
A. 1, 3 và 4
B. 2, 3 và 5
C. 3, 4 và 6
D. 2, 5 và 6
Có bao nhiếu ý sau đây đúng về bơm Na – K?
(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào
(2) Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ
(3) Có nhiệm vụ chuyển Na+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Na+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ
(4) Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp
(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện
Phương án trả lời đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Xét các phát biểu sau về bơm Na - K
⦁ Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có ở trên màng tế bào
⦁ Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ
⦁ Hoạt động của bơm Na - K đôi khi không cần năng lượng
⦁ Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp
⦁ Bơm Na - K có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện
⦁ Chuyển K+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện
Có bao nhiêu phát biểu trên không đúng về vai trò của bơm Na - K?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Ở giai đoạn mất phân cực và giai đoạn đảo cực, loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?
- Ở giai đoạn tái phân cực, loại ion nào đi qua màng tế bào và sự di chuyển của ion đó có tác dụng gì?
Ở điện thế nghỉ, nồng độ K+ và Na+ giữa phía trong và phía ngoài màng tế bào như thế nào?
A. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào
B. Ở trong tế bào, nồng độ K+ và Na+ cao hơn so với bên ngoài tế bào
C. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào
D. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào
Ở điện thế nghỉ, nồng độ K+ và Na+ giữa phía trong và phía ngoài màng tế bào như thế nào?
A. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào
B. Ở trong tế bào, nồng độ K+ và Na+ cao hơn so với bên ngoài tế bào
C. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào
D. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào
Đánh dấu X vào ô ▭ cho các ý đúng về điện thế hoạt động.
▭ A - Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
▭ B - Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
▭ C - Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
▭ D - Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
Nghiên cứu bảng 28 và hình 28.2, sau đó trả lời các câu hỏi sau:
- Ở bên trong tế bào, loại ion dương nào có nồng độ cao hơn và loại ion dương nào có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào?
- Loại ion dương nào đi qua màng tế bào và nằm lại sát mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm?
Cho các phát biểu sau
(1) chức năng của ti thể là cung cấp ATP cho hoạt động sống của tế bào
(2) phân tử protein có thể bị biến tính bởi nhiệt độ cao
(3) điều kiện để vận chuyển thụ động qua màng sinh chất tế bào là có sự chênh lệch nồng độ bên trong và ngoài màng sinh chất
(4) Enzyme của vi khuẩn suối nước nóng hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ 35 – 40oC
(5) enzyme có bản chất là protein
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Dưới đây là các giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày:
1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
3. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizoxom vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Trình tự các giai đoạn của quá trình tiêu hóa nội bào:
1 → 2 → 3. | |
2 → 3 → 1. | |
2 → 1 → 3. | |
3 → 2 → 1. |