Tìm hiểu đoạn 2 (Từ “Vừa rồi....’ đến “Ai bảo thần dàn chịu được”):
a. Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác nào của giặc Minh? Âm mưu nào là thâm độc nhất? Tội ác nào là man rợ nhất?
b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc? (Lưu ý những câu văn giàu hình tượng; giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.)
Động cơ nào dẫn đến sự tàn nhẫn, độc ác của mẹ con Cám ngày càng tăng?
A. Muốn tranh giành tài sản của bố Tấm để lại và bắt Tấm làm kẻ ở trong nhà.
B. Muốn tranh giành tất cả những gì thuộc về Tấm.
C. Muốn tiêu diệt Tấm đến cùng để tranh giành tài sản.
D. Muốn tranh giành tất cả nhhững gì thuộc về Tấm và tiêu diệt Tấm đến cùng.
Cho đoạn văn sau:
Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.
Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải lên những ngọn núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.
(Pau-tốp-xki, Lẵng quả thông)
Nhận xét nào dưới đây là đúng về đoạn văn trên?
B. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự và biểu cảm.
B. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự và biểu cảm.
C. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự và miêu tả.
D. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.
Câu văn nào mang ý nghĩa khái quát nhất về tội ác trời không dung đất không tha của quân Minh?
A. Bại nhân nghĩa nát cả đất trời – Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
B. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn – Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
C. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ - Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
D. Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội – Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rữa sạch mùi.
Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết
a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp hết ý.
b. Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ..
c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, cùng các loài chim sống gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng… thì cả các loại ốc, tôm, cua… chúng chẳng chừa ai sất.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Chẳng ai muốn làm hành khất,
Tội trời đày ở nhân gian.
Con không được cười giễu họ,
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến,
Có cho thì có là bao.
Con không bao giờ được hỏi,
Quê hương họ ở nơi nào.
(...)
Mình tạm gọi là no ấm,
Ai biết cơ trời vần xoay,
Lòng tốt gửi vào thiên hạ,
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)
Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Chẳng ai muốn làm hành khất,
Tội trời đày ở nhân gian.
Con không được cười giễu họ,
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến,
Có cho thì có là bao.
Con không bao giờ được hỏi,
Quê hương họ ở nơi nào.
(...)
Mình tạm gọi là no ấm,
Ai biết cơ trời vần xoay,
Lòng tốt gửi vào thiên hạ,
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?
b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.