Đáp án: A
→ Câu cầu khiến, sử dụng dấu chấm than cuối câu để nhấn mạnh mức độ.
Đáp án: A
→ Câu cầu khiến, sử dụng dấu chấm than cuối câu để nhấn mạnh mức độ.
Phân biệt từ " từng" trong câu sau . TH nào là lượng từ
a. Lão gọi 3 con gái ra , hỏi từng người một.
b, Con đac từng sống ở đó.
Bài 2: Tìm các chỉ từ trong những câu sau và cho biết ý nghĩa của chúng.
a. Có 1 con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái , cua , ốc bé nhỏ . Hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
b. Quan thầm nghĩ nhất định nhân tài ở đây rồi không cần tìm ở đâu nữa.
c. Bà mẹ về nói với Sọ Dừa nghĩ là con thôi hẳn việc lấy vợ . Không ngờ , Sọ Dừa nói với mẹ rằng sẽ có đủ những thứ ấy.
Đặt các dấu chấm (.),dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.
b) Con có nhận ra con không ( )
THƯ GỬI CHO CON
Con yêu của mẹ!
Một ngày nào đó, khi con nhìn thấy mẹ dần già đi, nếp da nhăn đã hiện lên khuôn mặt, mái tóc dần đã pha màu sương trắng, bàn tay chai sần bởi vất vả lo toan, đôi mắt đục mờ không còn thấy rõ, cái lưng đã còng và đôi chân chậm chạp, đôi tai nghễng ngãng hay chiêc miệng đã rụng hết răng, mẹ lập cập đi những bước khó khăn, khi ngồi không vững khi nằm hay đau, sức khỏe cũng dần sa sút, không tự chăm sóc được chính mình...thì mong con hãy nhẫn nại, để hiểu và cảm thông cho mẹ...
Khi mẹ ăn, tay có run rẩy làm thức ăn vương vãi, cầm đồ vật không chắc chắn, thậm chí không thể mặc được áo quần, thì con đừng cười mẹ con nhé. Con hãy nhẫn nại thêm một chút. Con có biết ngày xưa mẹ đã mất bao lâu để dạy con làm những việc này không? Mẹ đã cầm tay con để dạy ăn thế nào cho đúng, cách mặc thế nào cho đẹp...
Khi mẹ trở nên lú lẫn, nói đi nói lại một vài chuyện, hay lẩm bẩm những câu chuyện đâu đâu, mong con đừng cầu nhàu ngắt lời mẹ nhé. Con có biết khi con còn nhỏ, một câu chuyện cổ tích con bắt mẹ kể hoài không thấy chán, lời hát ru Ầu ơ...hôm nào đã luôn đưa con vào giấc ngủ nhẹ nhàng.
Khi con nói chuyện với mẹ, đột nhiên mẹ không biết nên nói điều gì, thì con hãy cho mẹ một chút thời gian để suy ngẫm. Nếu mẹ vẫn không nhớ ra được, hãy đừng vội vàng bỏ đi để chạy theo guồng quay công việc. Với mẹ điều quan trọng lúc đó không phải là câu chuyện, mẹ chỉ là được ở bên cạnh con thôi!
Khi mẹ không muốn tắm, hay con thấy mẹ đã ở bẩn rồi, con đừng nói nặng lời con nhé! Con có nhớ lúc nhỏ, con mải chơi rồi về ngủ lăn khi quần áo còn đầy bùn đất, và mẹ đã tìm biết bao nhiêu lý do thật hay để con đi tắm hay không.
Khi mẹ ra ngoài và không nhớ đường về, con đừng giận dữ, cũng đừng đầy mẹ ra ngoài. Hãy nhẹ nhàng đến nắm lấy tay mẹ con nhé! Con còn nhớ không? Lúc nhỏ đã bao nhiêu lần con sợ bị lạc đường mà cầm chặt tay mẹ; rồi những ngày con trốn đi chơi, mẹ đã lo lắng đi tìm con đến nhường nào.
Khi mẹ không còn sức khỏe, vô ý đánh rơi cái bát khi ăn cơm, cầm không nổi cái chổi để quét nhà, thì con ơi đừng buông lời mắng mẹ con nhé! Lúc con còn nhỏ, con vẫn thường hay làm đổ thức ăn xuống đất, đồ đạc con tháo nghịch lung tung, con còn nhớ chứ?
Khi hai chân mẹ không còn vững chắc, phải nhờ gậy chống bước đi, thì con hãy nhớ đỡ mẹ một tay con nhé, giống như khi xưa mẹ đã giúp con đi những bước đầu tiên cho đến suốt cuộc đời.
Khi mẹ nằm liệt giường hay kêu đau ốm, đại tiểu tiện phải nhờ con chăm sóc hay cần con ở bên cạnh, thì con hãy nhớ ngày còn bé, mẹ đã thay tã bế bồng, con nũng nịu nằm trong lòng mẹ thật bình yên nhường nào...
Còn nhiều điều nữa, nhưng mẹ chỉ nhớ được đến đây thôi, đừng thấy mẹ già vừa khó tính lại gây phiền cho con nhé. Mẹ cũng không muốn làm gánh nặng cho con đâu, dù con có thấy nhiều khi mẹ sai, thì tất cả những điều mẹ làm là muốn cho con những gì tốt đẹp nhất!
Đến khi mẹ bệnh nặng, cái hơi thở đã dần yêu ớt, con hãy ở gần mẹ con nhé, hãy nắm lấy tay mẹ, và ngồi bên cạnh mẹ. Xin con đừng nghĩ vì mẹ không để lại một chút gì mà ghét bỏ, oán hờn! Bởi cả cuộc đời này, mẹ đã dành hết cho con rồi.
Và trước khi chết, mẹ biết sẽ đau khổ và sợ hãi lắm. Vì yêu con mẹ không muốn ra đi, nhưng mẹ biết ai cũng sẽ có ngày đó, chỉ mong con hãy mạnh mẽ để tiếp tục sống tốt, dù sau này con không có mẹ ở bên, nhưng con hãy nhớ rằng mẹ sẽ luôn dõi theo từng bước đi của con.
MẸ YÊU CON, CON CỦA MẸ
(1) Ôi thôi, chú mày ơi ( ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
(2) Con có nhận ra con không ( )
(3) Cá ơi, giúp tôi với ( ) thương tôi với ( )
(4) Giờ chớm hè ( ) cây cối um tùm ( ) Cả làng thơm ( )
Đặt các dấu chấm(.), dấu chấm hỏi(?), dấu chấm than(!) vào vị trí thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.
Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng mắc lỗi. Riêng tôi cũng đã có sai lầm mà làm cho tôi có một bài học đáng nhớ trong cuộc đời. Đó là lúc tôi đi về quê vào hè năm ngoái.
Khi đến nơi, ông bà tôi rất vui. Mọi người đã cùng nhau vui chơi, nói về tình hình học tập của tôi trong thời gian vừa qua. Một hôm, khi đang rượt đuổi chú chó của ông trong nhà, tôi đã vô tình làm rơi chiếc bình xuống sàn nhà, chiếc bình mà ông rất quý. Nó đã vỡ, khi ông nghe thấy tiếng động lạ, bèn chạy đến ngay. Tôi sợ ông la, liền đổ tội cho chú chó :”Thưa ông, cháu không có làm vỡ chiếc bình của ông đấy”. Ông đã cười thầm và đi chỗ khác. Tôi đã dọn dẹp chúng và chạy thật nhanh đến mẹ, kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ bảo :”Con hãy nhận lỗi và xin lỗi với ông ngay đi, mẹ nghĩ ông sẽ tha thứ cho con bởi vì con không cố ý mà”. Thế nhưng mà tôi vẫn còn lo sợ. Sáng hôm sau, khi ra về, tôi cảm thấy rất có lỗi với ông, tôi liền chạy vào và nói hết sự thật, cứ tưởng ông sẽ la tôi, thế mà ông lại cười và nói :”Thực ra, ông đã biết hết mọi chuyện nhưng ông chỉ muốn để cháu nhận lỗi thôi”.Và cuối cùng, tôi đã lên đường sau lời tạm biệt ông.
Từ đó trở đi, tôi rất cảm ơn ông vì đã cho tôi bài học đáng nhớ trong cuộc đời :”Đừng bao giờ nói dối”.
Các bạn hãy đánh giá bài viết của mình và xem nó có những lỗi sai chỗ nào nha.Cảm ơn các bạn
Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ - 4
Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.
Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”
Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con…..” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”
Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”
Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…” Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh…
hãy nói cảm nhận của em sau khi đọc câu chuyện sau
Câu chuyện :Những vết đinh Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm. Sau ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng mười hai chiếc đinh vào hàng rào. Những ngày sau, khi cố gắng kiềm chế cơn giận của mình thì số đinh cậu đóng lên tường rào ngày một giảm. Và cậu nhận ra rằng việc giữ bình tĩnh có lúc dễ hơn là việc đóng những chiếc đinh. Cho đến một ngày, khi không cần phải dùng đến chiếc đinh nào thì cậu bé tin là mình đã thay đổi và không còn nóng nảy như trước nữa. Cậu kể với cha về điều này và người cha đưa ra một đề nghị: mỗi ngày cậu giữ được bình tĩnh, hãy nhổ một chiếc đinh đã đóng trên hàng rào. Nhiều ngày trôi qua, cuối cùng, cậu bé vui mừng thông báo với cha rằng tất cả những chiếc đinh đều đã được nhổ. Người cha dẫn cậu đến hàng rào và nói: - Con đã làm rất tốt, con trai ạ! Nhưng con hãy nhìn vào những cái lỗ trên hàng rào – hàng rào sẽ chẳng bao giờ còn nguyên vẹn như xưa nữa. Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương – giống như những vết đinh này. Cho dù con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần thì vết thương vẫn còn đó. Vết thương tâm hồn rất khó hàn gắn và chỉ có thể lành được khi có tình thương yêu chân thành và thực sự.
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Một hôm, lợn bố và lợn mẹ có việc phải đi ra ngoài. Trước khi đi lợn mẹ căn dặn lợn con rất cẩn thận: “Con ở nhà một mình phải ngoan nhé. Thấy có ai lạ muốn vào con cũng không được mở cửa”.
Lợn bố và lợn mẹ vừa đi được một lúc thì bên ngoài có tiếng gõ cửa: “Nhà có ai không, tôi là thợ sửa đồng hồ nước. Đồng hồ nước nhà bác bị hỏng, tôi muốn vào sửa”.
Lợn con nghe vậy, từ trong nhà nói vọng ra: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”. Người khách lạ nghe vậy liền đi luôn.
Một lúc sau, bên ngoài lại có tiếng gõ cửa: “Đồng hồ điện nhà bác bị hỏng, tôi đến sửa”.
Lợn con lại đáp: “Bố mẹ cháu đi vắng hết rồi, bố mẹ dặn không được mở cửa cho người lạ”.
“Tôi là người vận chuyện đồ. Lợn con, cháu có quà này”, lại có tiếng nói ngoài cửa.
Lợn con nghe thấy có quà là vui mừng khôn xiết. Trong đầu nghĩ mẹ chỉ dặn không được mở cửa cho người lạ chứ không dặn là không được mở cửa lấy quà, Nghĩ vậy lợn con bèn chạy ra mở cửa.
Vừa lúc đó, sói nhanh tay vồ lấy lợn con và cười hả hê: “Đúng là con lợn ngốc nghếch. Cuối cùng thì ngươi cũng chịu ra mở cửa. Giờ thì ta sẽ ăn thịt ngươi”.
Bố mẹ lúc này vẫn chưa về, hàng xóm cũng không thấy ai qua lại. Lợn con vừa khóc lóc sợ hãi vừa hối hận vì không cảnh giác.
Câu 1: Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
Câu 2: Đọc kĩ văn bản và cho biết vì sao lợn con lại gặp nguy hiểm?
Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng phổ biến nhất trong văn bản trên? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó?
Câu 4: Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì khi ở nhà một mình?