Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao?
a) Ngồi trong lớp, Hạnh luôn chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài. Có điều gì chưa rõ, em tranh thủ hỏi ngay thầy, cô và bạn bè.
b) Sáng nào đến giờ dậy, Nam cũng nằm cố trên giường. Mẹ gục mãi, Nam mới chịu dậy đánh rang, rửa mặt.
c) Lâm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà, … và bạn luôn thực hiện đúng.
d) Khi đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài.
đ) Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
e) Chiều nào Quang cũng đi đá bóng. Tối về, bạn lại xem ti vi, đến khuya mới lấy sách vở ra học bài.
Em tán thành hay không tán thành việc làm của bạn nhỏ nào trong mỗi tình huống dưới đây? Hãy đánh dấu + vào ô trống phù hợp và giải thích vì sao?
a) Sáng nào cũng vậy, vừa nghe tiếng chuông đồng hồ báo thức là Nam vùng ngay dậy, làm vệ sinh cá nhân và chuẩn bị đi học, không cần ai nhắc nhở
Tán thành
Không tán thành.
b) Lầm có thời gian biểu quy định rõ giờ học, giờ chơi, giờ làm việc nhà, … và bạn luôn thực hiện đúng.
Tán thành
Không tán thành
c) Khi đi chăn trâu, Thành thường vừa ngồi trên lưng trâu, vừa tranh thủ học bài.
Tán thành
Không tán thành
d) Hiền có thói quen vừa ăn cơm, vừa đọc truyện hoặc xem ti vi.
Tán thành
Không tán thành
đ) Chiều nào Quang cũng đi đá bóng. Tối về, bạn lại xem ti vi, đến khuya mới lấy sách vở ra học bài.
Tán thành
Không tán thành
Ai là người biết quý trọng thời giờ?
A. Minh vừa ăn vừa xem phịm
B. Lan đọc lại bài vào giờ ra chơi
C. Hiền vừa học vừa đọc truyện
D. Lâm vừa xem phim vừa học bài
Em hãy cùng các bạn trong nhóm trao đổi và bày tỏ thái độ về các ý kiến sau (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành):
a) Thời giờ là thứ ai cũng có, chẳng mât tiền mua nên không cần tiết kiệm
b) Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày, không làm việc gì khác.
c) Tiết kiệm thời giờ là tranh thủ làm nhiều việc cùng một lúc.
d) Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả
Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động?
a) Chào hỏi lễ phép.
b) Nói trống không.
c) Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
d) Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì.
đ) Học tập gương những người lao động.
e) Quý trọng sản phẩm lao động.
h) Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay.
Ngồi trong lớp An luôn chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài, việc làm đó thể hiện?
A. An là người biết quý trọng thời giờ.
B. An là người biết quý trọng sức khỏe.
C. An là người biết tiết kiệm.
D. An là người biết chia sẻ.
Ngồi trong lớp An luôn chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài, việc làm đó thể hiện?
A. An là người biết quý trọng thời giờ
B. An là người biết quý trọng sức khỏe
C. An là người biết tiết kiệm
D. An là người biết chia sẻ
Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Muốn trung thực trong học tập cần phải tự học bài.
b) Không nên giấu dốt, chỗ nào chưa hiểu nên hỏi bài bạn bè và thầy, cô giáo.
c) Khi bạn nhờ hướng dẫn, giải thích bài nên vui vẻ, tận tình giúp bạn.
d) Nếu bạn bè và cô giáo không biết về hiện tượng không trung thực trong học tập thì không cần thiết phải nói ra.
đ) Người trung thực trong học tập là người có lòng tự trọng và dũng cảm.
e) Người trung thực trong học tập là người ham học hỏi, luôn muốn tiến bộ và tự lập.
Em hãy đánh dấu + vào ô trống trước những hành vi, việc làm lịch sự và dấu – trước những hành vi, việc làm không lịch sự.
a) Có khách đến nhà, bao giờ Lan cũng chào hỏi và rót nước mời khách. | |
b) Lâm vừa nhai cơm nhồm nhoàm, vừa nói chuyện. | |
c) Các bạn nam tặng hoa cho các bạn nữ nhân ngày mùng 8 tháng 3. | |
d) Trong rạp hát, khi mọi người đang chăm chú xem, Mai nhìn thấy Bình vội gọi thật to và chạy đến ôm chằm lấy bạn. | |
đ) Việt đến thăm Dương, nhưng chưa tìm được nhà. Gặp một bác trong xóm: “Bác cho cháu hỏi, nhà bạn Dương ở đâu ạ”. |