Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:
“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?“Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?Cho đoạn văn sau:
Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa )
a) Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?
“Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó.”
1. Chỉ ra một câu phủ định và các phép liên kết trong đoạn trích.
2. Tại sao trong đoạn trích, có lúc người kể xưng “chúng tôi”, có lúc lại xưng “tôi”?
3. Từ các nhân vật trong đoạn trích và những hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ (chỉ rõ khởi ngữ).
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.
(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
b) Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? (Gợi ý: Có phải là một trong các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó?) Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? (Gợi ý: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?…)
Cho đoạn văn sau:
- Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? – Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.
- Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? – Nhà họa sĩ trả lời.
- Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa ạ?
- Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc.
(Lặng lẽ Sa Pa)
Các nhân vật xưng hô với nhau có tuân thủ theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn” hay không?
A. Có
B. Không
Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:
“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.
Hay là quay về làng? ...
Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...
Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (...).
Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. về bây giờ ra ông chịu mất hết à?
Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
(Làng – Kim Lân)
Cho câu văn “Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.”
Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, (gạch chân chú thích lời dẫn trực tiếp và câu ghép).
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:
Có người hỏi:
– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!
Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(Kim Lân, Làng)
d) Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:
Có người hỏi:
– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!
Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(Kim Lân, Làng)
a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:
Có người hỏi:
– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!
Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
(Kim Lân, Làng)
b) Câu “- Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.