Cho 6,72 lít hỗn hợp c 2 H 6 CH4 tác dụng với 200 ml brom 1 mol a. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu b. Tính khối lượng dung dịch thu được
Cho thí nghiệm
MnO 2 + HCl đ Khí A
Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 ( l ) Khí B
FeS + HCl Khí C
NH 4 HCO 3 + NaOH dư Khí D
Na 2 CO 3 + H 2 SO 4 ( l ) Khí E
a. Hoàn thành các PTHH và xác định các khí A, B, C, D, E.
b. Cho A tác dụng C, B tác dụng với dung dịch A, B tác dung với C, A tác
dung dịch NaOH ở điều kiện thường, E tác dụng dung dịch NaOH. Viết các
PTHH xảy ra.
Những phát biểu nào sau đây không đúng?
1) Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.
2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
3) Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất.
4) Hỗn hợp giữa metan và clo là hỗn hợp nổ.
5) Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn C-H.
6) Metan tác dụng với clo ở điều kiện thường.
A. 1, 3, 5.
B. 1, 2, 6.
C. 2, 4, 6.
D. 2, 4, 5
Nung nóng hỗn hợp gồm BaCO3, Cu, FeO ( trong điều kiện không có có không khí), sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ khí B vào dung dịch KOH, thu được dung dịch C, biết rằng dung dịch C tác dụng được với dung dịch CaCl2 và NaOH. Cho A vào nước dư, thu được dung dịch D và chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí B, dung dịch F và chất rắn G. Nếu cho A vào dung dịch H2SO4 đặc, dư, đun nóng thì thu được hỗn hợp khí H, dung dịch I và kết tủa K. Xác định các chất chứa trong A, B, C, D, E, F, G, H, I, K và viết các phương trình phản ứng.
Hỗn hợp X gồm các oxit: BaO, CuO, Fe2O3, Al2O3 có cùng số mol. Dẫn một luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp X nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí A và hỗn hợp rắn B. Cho B vào nước dư thu được dung dịch C và hỗn hợp rắn D. Cho D tác dụ ng với H2SO4 đặc nóng dư, thu được dung dịch E và khí SO2 duy nhất. Sục khí A vào dung dịch C được dung dịch G và kết tủa H. Xác định thành phần của A, B, C, D, E, G, H và viết các phương trình hóa học xảy ra.
Hỗn hợp khí X chứa ankan A (CnH2n+2 có tính chất tương tự metan), anken B (CmH2m có tính chất tương tự etilen), axetilen và hiđro. Nung nóng a gam X trong bình kín (có xúc tác Ni, không chứa không khí) cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ V lít khí O2, thu được hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Z từ từ qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,92 gam. Hỗn hợp Y có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 1M. Mặt khác, nếu cho 6,72 lít hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư thì có 38,4 gam Br2 phản ứng. Tổng số nguyên tử cacbon trong A và axetilen gấp 2 lần số nguyên tử cacbon trong B, số mol A bằng số mol B, thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Xác định công thức phân tử của A, B, (Với n ¹ m; n, m là các số nguyên có giá trị ≤ 4)
b) Tính V.
Một rượu có dạng R(OH)n (MX = 62g/mol) tác dụng với một axit cacboxylic Y có dạng R1(COOH)m thu được một hợp chất Z mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 15,8 gam Z cần vừa đủ 11,2 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất; Z có cấu tạo mạch hở không phân nhánh và 1 mol Z có thể tác dụng vừa đủ với lần lượt: 1 mol NaHCO3, 2 mol NaOH, 2 mol Na và 2 mol H2 (Ni, t). Xác định công thức cấu tạo của Z. Biết X, Y, Z chỉ chứa các nguyên tố C, H, O.
X, Y, Z là các chất hữu cơ ( chứa C, H, O), mỗi chất chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Khi cho X, Y phản ứng với nhau tạo ra Z. Có hỗn hợp E gồm số mol bằng nhau của X, Y, Z. Nếu cho E tác dụng hết với NaHCO3 thì thu được V lít khí và muối natri của X. Nếu cho E tác dụng hết với Na thì thu được 0,75V lít khí ( các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) và số mol khí bằng ½ số mol hỗn hợp E. Đốt cháy hoàn toàn 1,62 gam muối natri ở trên của X thu được 672 ml CO2 ( đktc) và 0,36 gam nước, còn lại là một chất rắn. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc thu được sản phẩm hữu cơ Y1 có tỉ khối hơi so với Y là 34/43. Đun nóng Y1 với dung dịch KMnO4/ H2SO4 được Y2 là sản phẩm hữu cơ duy nhất, không có khí thoát ra, Y2 có cấu tạo mạch cacbon thẳng và là điaxit.
(a) Viết công thức cấu tạo của X, Y, Z, Y1 và Y2.
(b) Chia 5,6 gam hỗn hợp G gồm X, Y, Z thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần thứ nhất cần dùng vừa hết 9,408 lít khí oxi (đktc). Phần thứ hai phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 2M, trong hỗn hợp sau phản ứng có chứa a gam muối của X và b gam chất Y. Tính các giá trị của a và b.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
1) Hòa tan F e 2 O 3 bằng lượng dư HCl;
2) Cho C tác dụng với khí O 2 ở điều kiện nhiệt độ cao;
3) Cho HCl tác dụng với dung dịch muối N a 2 C O 3 ;
4) Hòa tan kim loại Mg trong dung dịch H 2 S O 4 loãng;
5) Cho khí H 2 qua bột CuO, nung nóng;
6) Đốt cháy S trong không khí;
Số trường hợp phản ứng tạo chất khí là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4