Đánh dấu X vào ô ▭ cho các ý đúng về điện thế hoạt động.
▭ A - Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
▭ B - Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
▭ C - Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
▭ D - Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
Sự thoát hơi nước khí khổng diễn ra qua 3 giai đoạn:
a. Hơi nước khuếch tán từ khe qua khí khổng
b. Nước bốc hơi từ bề tế bào nhu mô lá vào gian bào
c. Hơi nước khuếch tán từ bề mặt lá ra không khí xung quanh
Thứ tự đúng
A. a, b, c
B. c, b, a
C. b, c, a
D. b, a, c
Sự thoát hơi nước khí khổng diễn ra qua 3 giai đoạn:
a. Hơi nước khuếch tán từ khe qua khí khổng
b. Nước bốc hơi từ bề tế bào nhu mô lá vào gian bào
c. Hơi nước khuếch tán từ bề mặt lá ra không khí xung quanh
Thứ tự đúng:
A. a, b, c
B. c, b, a
C. b, c, a
D. b, a, c
Có bao nhiếu ý sau đây đúng về bơm Na – K?
(1) Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có trên màng tế bào
(2) Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ
(3) Có nhiệm vụ chuyển Na+ từ phía ngoài tế bào trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Na+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn ở bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ
(4) Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp
(5) Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong tế bào trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện
Phương án trả lời đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Xét các phát biểu sau về bơm Na - K
⦁ Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có ở trên màng tế bào
⦁ Có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ
⦁ Hoạt động của bơm Na - K đôi khi không cần năng lượng
⦁ Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp
⦁ Bơm Na - K có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện
⦁ Chuyển K+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện
Có bao nhiêu phát biểu trên không đúng về vai trò của bơm Na - K?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đơn bào và động vật đa bào có tổ chức thấp được thực hiện như thế nào?
I. Động vật đơn bào trao đổi khí qua màng tế bào, động vật đa bào có tổ chức thấp, trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
II. Khí O2 khuếch tán vào và khí CO2 khuếch tán ra khỏi cơ thể do có sự chênh lệch về phân áp O2 và CO2 giữa trong và ngoài cơ thể.
III. Cấu tạo cơ quan hô hấp đơn giản nên sự trao đổi khí diễn ra qua lỗ thở.
IV. Động vật đơn bào trao đổi khí qua không bào, động vật đa bào có tổ chức thấp trao đổi khí qua da.
Xét các diễn biến sau:
(1) Nồng độ K+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào
(2) Nồng độ Na+ bên trong cao hơn bên ngoài tế bào
(3) Các cổng K mở nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với trong màng tích điện âm
(4) Bơm Na - K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
(5) Bơm Na - K vận chuyển Na+ từ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ Na+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
(6) Các cổng Na mở nên các Na+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào, làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với phía trong màng tích điện âm
Cơ chế hình thành điện thế nghỉ gồm những đặc điểm?
A. 1, 3 và 4
B. 2, 3 và 5
C. 3, 4 và 6
D. 2, 5 và 6
Trao đổi khí ở côn trùng có những đặc điểm nào sau đây?
(1) được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hoặc qua bề mặt cơ thể nhiều sự khuếch tán O2 từ môi trường vào cơ thể và CO2 từ cơ thể ra môi trường
(2) cơ quan hô hấp là da hoặc màng tế bào
(3) Lỗ thở ở thành bụng nối thông với ống khí lớn và ống khí nhỏ phân nhánh tới từng tế bào
(4) sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co giãn, làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực
(5) O2 qua lỗ thở vào ông khí lớn → ông khí nhỏ → tế bào → ; CO2 từ tế bào theo ống khí nhỏ → ống khí lớn → ra ngoài qua lỗ thở
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (2)
B. (3) và (4)
C. (4) và (5)
D. (3) và (5)
Hình bên dưới mô tả một phần mặt cắt ngang của lá. Quan sát hình và cho biết trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng.
(1) Số (1) là lớp cutin do lớp biểu bì tiết ra, khi lá càng già lớp cutin càng mỏng.
(2) Có hai con đường thoát hơi nước qua lá là: (1) và (4), trong đó con đường (1) là chủ yếu.
(3) Các tế bào (2) là các tế bào mô giậu, xếp sát nhau, chứa ít diệp lục hơn tế bào (3).
(4) Tế bào (4) chỉ có ở mặt dưới của lá, không có ở mặt trên.
(5) Giữa các tế bào (3) có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
(6) Sự đóng mở của tế bào (4) phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào và đây là hiện tượng ứng động không sinh trưởng ở thực vật.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Rễ cây có thể hấp thụ ion khoáng theo cơ chế bị động, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
II. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
III. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp, không tiêu tốn năng lượng.
IV. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao, không tiêu tốn năng lượng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4