Câu 1. Rô-be-xpi-e là lãnh tụ của phái
A. dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
B. tư sản công thương Gi-rông-đanh.
C. đại tư sản tài chính.
D. tư sản phản cách mạng.
Câu 2. Trước cách mạng, đẳng cấp nào ở Pháp không được hưởng đặc quyền và phải đóng thuế?
A. Đẳng cấp thứ hai.
B. Đẳng cấp thứ ba.
C. Đẳng cấp tăng lữ.
D. Đẳng cấp thứ nhất.
Câu 3. Ba nhà tư tưởng lớn của Pháp vào thế kỉ XVIII là
A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.
B. Vôn-te, Rut-xô, Mông-te-xki-ơ.
C. Vôn-te, Rút-xô, Ô-oen.
D. Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.
Câu 4. Trước cách mạng, thể chế chính trị của Pháp là nền
A. cộng hòa đại nghị.
B. quân chủ chuyên chế.
C. quân chủ lập hiến.
D. dân chủ nhân dân.
Câu 5. Ba đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng bao gồm
A. quý tộc, tư sản và nông dân.
B. quý tộc, tăng lữ và nông dân.
C. quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba.
D. quý tộc, tư sản và công nhân.
Câu 6. Tháng 4-1792, liên quân các nước nào đã ồ ạt tấn công vào nước Pháp?
A. Áo-Phổ.
B. Nga, Áo-Phổ.
C. Nga, Phổ.
D. Anh, Áo-Phổ.
Câu 7. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp trước cách mạng là mâu thuẫn giữa
A. các lực lượng tiến bộ trong xã hội với quý tộc.
B. nông dân, bình dân thành thị với Tăng lữ.
C. Đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc.
D. tư sản, bình dân thành thị với quý tộc phong kiến.
Câu 8. Tầng lớp nào hình thành phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp năm 1789?
A. Tư sản công thương.
B. Quý tộc mới.
C. Đại tư sản tài chính.
D. Đại địa chủ.
Câu 9. Hiến pháp năm 1791 đã xác lập quyền thống trị của giai cấp nào ở nước Pháp?
A. Tư sản.
B. Tiểu tư sản.
C. Công nhân.
D. Vô sản.
Câu 10. Cuối thế kỉ XVIII, "Đẳng cấp thứ ba" trong xã hội Pháp bao gồm
A. tăng lữ, nông dân, bình dân thành thị.
B. tư sản, nông dân, bình dân thành thị.
C. tư sản, nông dân, quý tộc, tăng lữ.
D. tư sản, quý tộc, bình dân thành thị.
Câu 11. Nền độc tài quân sự ở Pháp được thiết lập sau cuộc đảo chính quân sự của
A. Mông-te-xki-ơ.
B. Na-pô-lê-ông.
C. Rô-be-spi-e.
D. Lu-i XVI.
Câu 12. Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
A. dân chủ.
B. quân chủ chuyên chế.
C. quân chủ lập hiến.
D. cộng hòa.
Câu 13. Cuối thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế nước Pháp có đặc điểm gì nổi bật?
A. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển.
B. Ngoại thương phát triển mạnh, buôn bán với nhiều nước.
C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều.
D. Kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là nông nghiệp.
Câu 14. Mâu thuẫn cơ bản nhất ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII là
A. giữa hai đẳng cấp quý tộc, tăng lữ với đẳng cấp thứ ba.
B. giữa nông dân với địa chủ, quý tộc, tăng lữ phong kiến.
C. tư sản mâu thuẫn với công nhân, nông dân và tăng lữ.
D. mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ
Cho các sự kiện:
1. Thông qua Hiến pháp, xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức quân chủ lập hiến.
2. quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho Cách mạng Pháp.
3. Quốc hội Lập hiến thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
A. 2, 3, 1
B. 2, 1, 3
C. 3, 1, 2
D. 3, 2, 1
Câu 14. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu nào đã giúp giải phóng sức lao động con người, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm công nghiệp?
A. Tự động hóa B. Công nghệ Robot
C. Tự động hóa và Công nghệ Robot D. Công nghệ in 3D
Câu 14. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu nào đã giúp giải phóng sức lao động con người, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm công nghiệp?
A. Tự động hóa B. Công nghệ Robot
C. Tự động hóa và Công nghệ Robot D. Công nghệ in 3
Câu 14. Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu nào đã giúp giải phóng sức lao động con người, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm công nghiệp?
A. Tự động hóa B. Công nghệ Robot
C. Tự động hóa và Công nghệ Robot D. Công nghệ in 3D
Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về nguồn gốc hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản
1. Giai cấp vô sản
2. Giai cấp tư sản
a) Chủ xưởng
b) Nông dân bị mất đất
c) Chủ đất
d) Thợ thủ công bị phá sản
e) Thương nhân
A. 1 – b, d; 2 – a, c, e.
B. 1 – b, c; 2 – a, d, e
C. 1 – b, b; 2 – c, d, e
D. 1 – d, e; 2 – a, b, c
Cho các sự kiện:
1. Lật đổ chế độ phong kiến cùng với những tàn dư của nó.
2. Chế độ quân chủ ở Pháp được phục hồi.
3. Hiến pháp mới được thông qua, tuyên bố chế độ cộng hoà, ban bố quyền dân chủ rộng rãi.
4. Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
Sự kiện nào thể hiện tính triệt để của Cách mạng tư sản năm 1789 ở Pháp?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Thông qua Hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ gắn với thời kì nào của Cách mạng tư sản năm 1789 của Pháp?
A. Thời kì phái Gi-rông-đanh cầm quyền
B. Thời kì phái Gia-cô-banh cầm quyền
C. Thời kì quân chủ lập hiến
D. Thời kì phong kiến chuyên chế
Trong cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, lực lượng nào đóng vai trò quyết định đưa cách mạng đến thành công?
A. Lực lượng công nhân
B. Lực lượng nông dân
C. Lực lượng tư sản
D. Lực lượng quần chúng nhân dân